TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 2181 – 87
THIẾC - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LƯU HUỲNH
Tin - Method for the determination of sulfur content
Tiêu chuẩn này ban hành để thay thế TCVN 2181–77
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn độ iot để xác định hàm lượng lưu huỳnh từ 0,003 đến 0,06 % trong thiếc.
Khi tiến hành phân tích phải tuân theo những tiêu chuẩn chung trong TCVN 2172 – 87
1. Bản chất phương pháp
Phương pháp này dựa trên cơ sở mẫu được nung chảy dưới dòng oxy ở nhiệt độ 12000C. Khí sunfurơ thoát ra được hấp thụ vào nước. Axit sunfuarơ vừa hình thành được chuẩn độ ngay bằng dung dịch iot với sự có mặt của dung dịch hồ tinh bột làm chỉ thị.
2. Thiết bị, hóa chất và dung dịch
Thiết bị để xác định lưu huỳnh (xem hình vẽ)
Chú thích cho hình trên:
1. Bình chứa khí oxy;
2. Khóa để điều chỉnh oxy đưa vào lò đốt;
2.4. Bình làm sạch khí oxy trước khi vào lò đốt có chứa kali hydroxyt pha trong dung dịch kali pemanganat 4%.
5. Bình làm khô khí oxy phần dưới chứa canxi clorua khan sau đến một lớp bông thủy tinh, tiếp theo là kali hydroxyt khan hoặc là natri hydroxyt khan;
6. Khóa thủy tinh 3 chiều một chiều hướng về phía oxy sau khi đã làm sạch một chiều thông với buồng đốt của lò, một chiều thông ra ngoài không khí;
Khóa này có thể điều chỉnh được tốc độ dòng oxy nhanh hoặc chậm;
7. Lò nung ống nằm ngang thanh đốt cácbua silic đảm bảo lò nung lên 12000C, cùng với biến thế nguồn và đồng hồ ampe;
8. Can đo nhiệt độ bên trong của lò;
9. Đồng hồ đo nhiệt độ;
10. Ống sứ không tráng men, đường kính bên trong lòng ống là 15 – 20 mm, đầu ống sứ ở phía ngoài tính từ lò ra không được ngắn hơn 180 – 200 mm;
11. Gá kẹp chặt;
12. ống lọc bụi ôxyt trong chứa bông thủy tinh;
13. ống chuẩn độ dung tích 25 ml;
14. Bình thủy tinh có mầu tối để chứa dung dịch chuẩn độ iot;
15. Bình hấp thụ có hai bình giống nhau, chúng được nối với nhau bằng các thanh thủy tinh, bình trên trái là bình hấp thụ phía dưới có một khóa để có thể tháo chảy dung dịch sau khi đã tiến hành phân tích, bình trên phải là bình chứa dung dịch mẫu so sánh với mẫu của dung dịch trong khi chuẩn độ.
Thuyền sứ không tráng men dài từ 70 đến 130 mm, rộng từ 7 đến 12 mm, cao từ 5 đến 10 mm. Thuyền sứ trước khi dùng để đốt mẫu phải được nung ở nhiệt độ 12000C dưới dòng ôxy trong 10 phút để đảm bảo cháy hết hoàn toàn các tạp chát. Thuyền sứ này được giữ trong bình chống ẩm.
- Canxi clorua khan;
- Kali hydroxyt dung dịch 40 %;
- Natri hydroxyt;
- Kali pemanganat dung dịch 4% trong dung dịch kali hydroxyt
- Dung dịch hồ tinh bột 1 % (pha dùng ngay);
- Bông thủy tinh;
- Mẫu thiếc tiêu chuẩn có chứa hàm lượng lưu huỳnh từ 0,003 đến 0,06 %;
- ôxygen tinh khiết sạch, đảm bảo oxy lớn hơn 99%,
- Mảnh sứ vụn kích thước từ 0,5 đến 1 mm được đập từ thuyền sứ ra và được nung ở 1200 0C;
- Kali iođua;
- Dung dịch chuẩn để iot 0,002 N: cần 2,5 – 3 g kali iodua cho vào bình định mức dung tích 1000 ml hòa tan bằng 4 – 5 ml nước cất, sau thêm vào 0,6350 g iot lắc mạnh cho tan hết, sau thêm nước đến vạch lắc đều. Dung dịch được giữ trong bình thủy tinh có màu tối. Độ chuẩn của dung dịch iot được thiết lập theo mẫu thiếc tiêu chuẩn.
3. Chuẩn bị phân tích
Tiến hành kiểm tra độ kín của thiết bị. Lò được nung đến nhiệt độ 800 – 900 0C, mở khóa số 6 để cho oxy đi ra không khí, thận trọng mở nhẹ khóa ở bình oxy với tốc độ 20 – 30 bọt khí trong 1 phút, quay lại khóa số 6 cho thông oxy với lò đốt, đóng chặt hệ thống kẹp chặt số 11. Sau 2 – 3 phút mở oxy, thì đóng lại, ngừng việc đưa khí oxy vào bình số 5
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2173:1987 về Thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng sắt
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2174:1987 về Thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng nhôm
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2175:1987 về Thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng antimon
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2176:1987 về Thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng asen
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2177:1987 về Thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng đồng
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2178:1987 về Thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng kẽm
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2179:1987 về Thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng bitmut
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2180:1987 về Thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng chì
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2052:1993 về Thiếc - Yêu cầu kỹ thuật
- 1Quyết định 2123/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2172:1987 về Thiếc - Yêu cầu chung đối với phương pháp phân tích
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2173:1987 về Thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng sắt
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2174:1987 về Thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng nhôm
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2175:1987 về Thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng antimon
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2176:1987 về Thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng asen
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2177:1987 về Thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng đồng
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2178:1987 về Thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng kẽm
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2179:1987 về Thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng bitmut
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2180:1987 về Thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng chì
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2052:1993 về Thiếc - Yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2181:1987 về Thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng lưu huỳnh
- Số hiệu: TCVN2181:1987
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1987
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực