Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THUỐC NHUỘM TRÊN VẢI SỢI PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU
Tiêu chuẩn này quy định một số phương pháp xác định độ bền màu của thuốc nhuộm hữu cơ trên vải, sợi sản xuất từ các dạng xơ, sợi dưới tác dụng cơ lý hóa gần với điều kiện vải sợi phải chịu đựng khi sử dụng.
Việc áp dụng tiêu chuẩn này phải được nêu trong các tài liệu kỹ thuật tương ứng.
Độ bền màu của thuốc nhuộm trên vải sợi được xác định không chỉ qua mức độ phai màu, mà còn được xác định qua mức độ dây màu sang vải trắng. Dùng bảng màu tiêu chuẩn, theo sự thỏa thuận của các bên hữu quan, để đánh giá mức độ phai hoặc dây màu.
2.1. Vải trắng dùng để kiểm tra độ dây màu phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
dệt từ xơ bông;
kiểu dệt – vân điểm;
chi số sợi (dọc – ngang) – 54;
mật độ (dọc – ngang) – 300 – 310 sợi/10cm;
không hồ bóng;
không có chất tăng trắng, độ trắng trên 80%
độ mao dẫn 8 – 10cm.
2.2. Khi đánh giá độ bền màu của thuốc nhuộm trên vải sợi phải dùng:
Mẫu thử trước và sau khi thí nghiệm;
Mẫu vải trắng trước và sau khi thí nghiệm cùng với mẫu thử;
Bảng màu chuẩn theo sự thỏa thuận giữa các bên hữu quan. Nguồn sáng tiêu chuẩn gồm:
Nguồn sáng tự nhiên lúc 9 – 11 giờ hoặc từ 14 – 16 giờ. Nên hướng đến nguồn sáng phía bắc và với góc nghiêng 450 khi trời trong xanh;
Nguồn sáng nhân tạo phải đảm bảo độ chiếu sáng khoảng 250 lux hay 450 cd/m2.
2.3. Khi so sánh màu của mẫu thử với mẫu chuẩn, phải để chúng cách mắt 25 – 40cm. Trường hợp đánh giá độ dây màu, phải so sánh màu của hai mặt vải ép vào nhau với màu chuẩn. Trường hợp độ bền màu nằm giữa hai cấp màu, phải lấy độ bền màu của hai cấp. Đối với vải in hoa hoặc vải dệt từ sợi nhiều màu, lấy độ bền màu theo mẫu có cấp thấp nhất.
3.1. Xác định độ bền màu khi giặt xà phòng
Phương pháp này chỉ áp dụng cho vải sợi sản xuất từ xơ bông, xơ tổng hợp hỗn hợp với xơ bông, xơ sợi viscô.
3.1.1. Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 1749 – 75.
3.1.2. Chuẩn bị mẫu
Cắt từ mẫu ban đầu ra hai mẫu thử mỗi mẫu có chiều ngang 4 cm và chiều dọc 10 cm, cân chính xác đến 0,01 g. Sau đó, áp mẫu thử vào miếng vải trắng có cùng kích thước. Dùng chỉ trắng khâu xung quanh và cuộn vào ống hình trụ có đường kính 2cm, cuối cùng, lấy chỉ trắng buộc lại. Khi cuộn, phải cho miếng vải màu ra ngoài. Nếu vải in hoặc nhuộm có nhiều màu, cắt mẫu phải có đủ màu để thử.
Khi thử độ bền màu của sợi màu tiến hành chuẩn bị mẫu theo một trong các phương pháp sau đây:
1. Đan hoặc dệt hai mảnh, mỗi mảnh có chiều rộng 4cm, chiều dài 10cm;
2. Quấn sợi vào hai miếng nhựa mỏng, trong suốt có chiều rộng 4cm và chiều dài 10cm.
Vải hoặc sợi màu có qua khâu xử lý đặc biệt như hồ bóng, là bóng v.v… làm ảnh hưởng đến màu, trước khi chuẩn bị mẫu thử, phải đem xử lý sơ bộ 15 phút trong nước mềm 400C, sau đó, đem phơi khô trong phòng.
3.1.3. Dụng cụ và hóa chất
Cốc thủy tinh, dung tích 250 – 500ml.
Đèn.
Đũa thủy tinh.
Nhiệt kế đo được đến 1000C.
Nồi nấu.
Natri cacbonat (Na2CO3), dung dịch 2 g/l.
Xà phòng trung tính, dung dịch 4 g/l và 5 g/l.
3.1.4. Tiến hành thử
3.1.4.1. Giặt ở nhiệt độ 250C và 400C
Cho mẫu vào dung dịch xà phòn
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5232:2002 (ISO 105-D01 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần D01: Độ bền màu với giặt khô do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5234:2002 (ISO 105-E03:1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E03:Độ bền màu với nước được khử trùng bằng clo (nước bể bơi) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4536:2002 (ISO 105-A01: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A01: Quy định chung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5481:2007 (ISO 105-S02 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần S02: Độ bền màu với lưu hóa: lưu huỳnh
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5482:2007 (ISO 105-S03 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần S03: Độ bền màu với lưu hóa:hơi trực tiếp
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8231:2009 (ISO/ASTM 51540 : 2004) về Tiêu chuẩn thực hành sử dụng hệ đo liều chất lỏng nhuộm màu bức xạ
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4537:1988 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu đối với giặt xà phòng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4538:1988 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu với ma sát khô và ma sát ướt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5232:2002 (ISO 105-D01 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần D01: Độ bền màu với giặt khô do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5234:2002 (ISO 105-E03:1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E03:Độ bền màu với nước được khử trùng bằng clo (nước bể bơi) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4536:2002 (ISO 105-A01: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A01: Quy định chung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5481:2007 (ISO 105-S02 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần S02: Độ bền màu với lưu hóa: lưu huỳnh
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5482:2007 (ISO 105-S03 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần S03: Độ bền màu với lưu hóa:hơi trực tiếp
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1748:1975 về Vật liệu dệt - Điều kiện khí hậu để thử
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1749:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp lấy mẫu
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8231:2009 (ISO/ASTM 51540 : 2004) về Tiêu chuẩn thực hành sử dụng hệ đo liều chất lỏng nhuộm màu bức xạ
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1756:1975 về Thuốc nhuộm trên vải sợi - Phương pháp xác định độ bền màu
- Số hiệu: TCVN1756:1975
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1975
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra