Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4538 - 88
VẬT LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU ĐỐI VỚI MA SÁT KHÔ VÀ MA SÁT ƯỚT
Textiles - Methods for determining the colour fastness to dry and wet rubbing
Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1756 - 75, điều 3.3
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền màu đối với ma sát của vật liệu dệt đã được nhuộm màu hoặc in hoa.
1. BẢN CHẤT CỦA PHƯƠNG PHÁP
Mẫu thử được cọ sát với vải bông trắng khô hoặc vải bông trắng ướt. Sự thay đổi màu của mẫu thử và sự dây màu lên vải bông trắng thử kèm được đánh giá theo thang chuẩn màu xám.
2. PHƯƠNG TIỆN THỬ
2.1. Dụng cụ để xác định độ bền màu đối với ma sát phải bảo đảm các đặc trưng kỹ thuật sau: tay cần hình trụ để gắn vải bông trắng thử kèm có đường kính 16 mm, di chuyển được trên một đoạn thẳng dài 100 mm, đè lên mẫu thử với áp lực 9N.
2.2. Thang chuẩn màu xám để đánh giá mức độ thay đổi màu của mẫu thử và mức độ dây màu lên vải bông thử kèm theo quy định hiện hành.
2.3. Vải bông trắng thử kèm theo TCVN 4185 - 86 có kích thước 50 x 50 mm.
3. LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU THỬ
3.1. Lấy mẫu theo TCVN 1749 - 86, TCVN 2124 - 77, TCVN 2266 - 77, TCVN 3571 - 81 và TCVN 2109 - 77.
3.2. Chuẩn bị mẫu thử.
3.2.1. Mẫu thử ở dạng vải: cắt 4 mẫu thử có chiều dài theo hướng sợi dọc, 4 mẫu có chiều dài theo hướng sợi ngang (hai cặp mẫu thử (2 dọc + 2 ngang) dùng để thử ma sát khô và hai cặp mẫu thử dùng để thử ma sát ướt). Kích thước của mẫu thử phù hợp với từng loại thiết bị được dùng để thử.
Trường hợp mẫu có nhiều màu phải cắt mẫu sao cho thử được đủ các màu có trong lô hàng.
Mẫu ở dạng vải có kẻ sọc nổi (như nhung kẻ) chỉ cắt 4 mẫu thử có chiều dài theo hướng sọc kẻ.
3.2.2. Mẫu ở dạng sợi: chuẩn bị 4 mẫu thử (2 mẫu dùng để thử ma sát khô, 2 mẫu dùng để thử ma sát ướt) bằng cách quấn các sợi song song và xít nhau lên tấm bìa cứng hoặc dưỡng kim loại có kích thước phù hợp với từng loại thiết bị được dùng để thử.
3.2.3. Mẫu ở dạng xơ: chuẩn bị 4 mẫu thử (2 mẫu để thử ma sát khô, 2 mẫu để thử ma sát ướt) bằng cách chải phẳng xơ thành tấm, rồi gắn chặt tấm xơ đã chải phẳng lên dưỡng có kích thước phù hợp với từng loại thiết bị được dùng để thử sao cho khi ma sát với vải bông, các xơ không bị bật ra khỏi vị trí vừa gắn vào của chúng.
4. TIẾN HÀNH THỬ
Khi thử, cần phải theo TCVN 4536 - 88.
4.1. Thử độ bền màu đối với ma sát khô; đặt mẫu thử vào máy, gắn miếng vải bông đã chuẩn bị theo điều 2.3, vào đầu tay cần hình trụ sao cho bề mặt tiếp xúc của vải bông với mẫu thử không có nếp gấp.
Đặt tay cần hình trụ lên mẫu thử và cho di chuyển đi lại 10 lần trong 10 giây trên đoạn thẳng dài 100 mm. Tiến hành thử như trên với toàn bộ mẫu thử đã được chuẩn bị.
4.2. Thử độ bền màu đối với ma sát ướt: tiến hành tương tự như khi thử ma sát khô, nhưng miếng vải bông thử kèm trước khi gắn vào đầu tay cán hình trụ được nhúng vào nước cất 3 phút, sau đó lấy ra ép bớt nước sao cho lượng nước còn lại bằng khối lượng miếng vải bông trước khi ngâm nước.
Trước khi đánh giá độ bền màu, miếng vải bông thử kèm phải được để khô ở nhiệt độ trong phòng.
5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
5.1. Đánh giá độ bền màu của mẫu thử riêng biệt đối với ma sát khô và ma sát ướt. Lấy kết quả ở mẫu dây màu lên vải bông thử kèm đậm nhất. Khi đánh giá kết quả loại trừ các trường hợp sau:
- Các xơ đã nhuộm hoặc in (có màu) bám lên vải bông thử kèm;
- Đường viền đậm hơn phía ngoài vòng tròn trên vải thử kèm;
- Các vết bẩn khác không phải màu của mẫu thử.
5.2. Biên bản thử phải ghi:
- Tên gọi và ký hiệu của mẫu thử;
- Nơi sản xuất;
- Nơi yêu cầu kiểm tra;
- Độ bền màu ma sát khô (tính bằng cấp);
- Độ bền màu ma sát ướt (tính bằng cấp);
- Mức độ thay đổi màu của mẫu thử (tính bằng cấp); nếu cơ quan đặt hàng yêu cầu.
- Thiết bị đã dùng để thử;
- Tiêu chuẩn được áp dụng để thử;
- Ngày, cơ quan và người làm thí nghiệm.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7619-1:2007 (EN 14362-1 : 2003) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo - Phần 1: Phát hiện việc sử dụng thuốc nhuộm azo không cần chiết
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7834:2007(ISO 22198 : 2006) về Vật liệu dệt - Vải - Xác định chiều rộng và chiều dài
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7836:2007 (ISO 5079 : 1995) về Vật liệu dệt - Xơ - Xác định lực đứt và độ giãn dài đứt của xơ đơn
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5465-17:2009 (ISO 1833-17 : 2006) về Vật liệu dệt - Phân tích định lượng hóa học - Phần 17: Hỗn hợp xơ clo (polyme đồng nhất của vinyl clorua) và một số xơ khác (Phương pháp sử dụng axit sunphuric)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7619-2:2007 (EN 14362 - 2 : 2003) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo - Phần 2: Phát hiện việc sử dụng thuốc nhuộm azo bằng cách chiết xơ
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4537:1988 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu đối với giặt xà phòng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1748:1986 về Vật liệu dệt - Điều kiện khí hậu quy định để thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1748:1975 về Vật liệu dệt - Điều kiện khí hậu để thử
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1750:1975 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ ẩm
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1749:1986 về vải dệt thoi - Phương pháp lấy mẫu để thử chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3571:1981 về nguyên liệu dệt - Xơ bông, xơ hoá học, xơ len - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7619-1:2007 (EN 14362-1 : 2003) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo - Phần 1: Phát hiện việc sử dụng thuốc nhuộm azo không cần chiết
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7834:2007(ISO 22198 : 2006) về Vật liệu dệt - Vải - Xác định chiều rộng và chiều dài
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7836:2007 (ISO 5079 : 1995) về Vật liệu dệt - Xơ - Xác định lực đứt và độ giãn dài đứt của xơ đơn
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5465-17:2009 (ISO 1833-17 : 2006) về Vật liệu dệt - Phân tích định lượng hóa học - Phần 17: Hỗn hợp xơ clo (polyme đồng nhất của vinyl clorua) và một số xơ khác (Phương pháp sử dụng axit sunphuric)
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7619-2:2007 (EN 14362 - 2 : 2003) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo - Phần 2: Phát hiện việc sử dụng thuốc nhuộm azo bằng cách chiết xơ
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2109:1977 về Sản phẩm may mặc - Phương pháp lấy mẫu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4185:1986 về Vải kèm để thử độ bền màu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4537:1988 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu đối với giặt xà phòng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1748:1986 về Vật liệu dệt - Điều kiện khí hậu quy định để thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1748:1975 về Vật liệu dệt - Điều kiện khí hậu để thử
- 13Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1750:1975 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ ẩm
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4538:1988 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu với ma sát khô và ma sát ướt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN4538:1988
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 04/05/1988
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra