TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 1750-75
VẬT LIỆU DỆT
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ ẩm của xơ, sợi, vải sản xuất từ xơ, sợi thiên nhiên, hóa học.
1. KHÁI NIỆM CHUNG
Độ ẩm thực tế của vật liệu là tỷ số giữa hiệu số khối lượng của mẫu thử trước và sau khi sấy với khối lượng của mẫu sau khi sấy, tính bằng %.
2. LẤY MẪU
Tiến hành lấy mẫu dệt thoi theo TCVN 1749-75
3. CHUẨN BỊ MẪU
3.1. Tùy thuộc vào dụng cụ sấy, lấy lượng mẫu thử như sau:
từ 3 đến 10g – dùng tủ sấy;
từ 100 đến 200g – dùng tủ sấy có cân.
3.2. Khi cần xác định độ ẩm tại nơi lấy mẫu, phải xác định khối lượng mẫu ngay tại nơi lấy mẫu hoặc phải bao gói cẩn thận để mẫu vẫn có độ ẩm ban đầu cho tới khi đưa vào thử.
4. DỤNG CỤ
Bình hút ẩm.
Cần có độ chính xác đến 0,001 g, hoặc 0,05 g.
Tủ sấy hoặc tủ sấy có cân điều chỉnh được nhiệt độ trong khoảng 105 – 1100C.
5. TIẾN HÀNH THỬ
5.1. Để xác định khối lượng mẫu trước khi sấy khô, đối với mẫu có khối lượng từ 3 đến 10g, cân chính xác đến 0,001 g, đối với mẫu có khối lượng từ 100 đến 200g cân chính xác đến 0,05 g.
5.2. Trừ trường hợp có quy định riêng, mọi phép xác định độ ẩm vật liệu dệt đều phải tiến hành sấy ở nhiệt độ 105 – 1100C.
5.3. Xác định bằng tủ sấy
Cho mẫu thử vào hộp sấy, đặt hộp vào tủ sấy, mở nắp hộp, sấy cả nắp và hộp ở nhiệt độ quy định. Sau khi sấy hai giờ, lấy nắp và hộp ra, đậy kín, cho vào bình hút ẩm, để nguội và đem cân. Sau khi cân, loại cho hộp và nắp vào tủ sấy. Lặp lại quá trình sấy và cân cho đến lúc khối lượng giữa hai lần cân liên tiếp chênh nhau không quá 0,002g thì xem như quá trình sấy đã xong.
5.4. Xác định bằng tủ sấy có cân
Nâng nhiệt độ tủ sấy lên 1000C, cho mẫu thử vào lồng sấy và sấy ở nhiệt độ quy định. Sau khi sấy một giờ, tiến hành xác định khối lượng. Sau đó, cứ 15 phút lại xác định khối lượng một lần. Khi khối lượng giữa hai lần cân liên tiếp chênh nhau không quá 0,05g thì xem như quá trình sấy đã xong.
6. TÍNH TOÁN KẾT QUẢ
Độ ẩm thực tế của mẫu thử (W2) tính bằng phần trăm theo công thức:
trong đó:
M2 – khối lượng mẫu thử trước khi sấy, tính bằng g;
M0 – khối lượng mẫu thử sau khi sấy, tính bằng g.
Khi tính toán, lấy số liệu chính xác tới 0,01% và quy tròn tới 0,1%.
Nếu khối lượng tại nơi lấy mẫu và khối lượng trước khi sấy khác nhau thì độ ẩm tại nơi lấy mẫu (W1) xác định theo công thức:
W1 =
trong đó:
M1 – Khối lượng mẫu thử tại nơi lấy mẫu, tính bằng g.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7424-4:2004 (ISO 12947 - 4: 1998) về Vật liệu dệt - Xác định khả năng chịu mài mòn của vải bằng phương pháp Martindale - Phần 4: Đánh giá sự thay đổi ngoại quan do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7426-1:2004 (ISO 12945-1:2000) về Vật liệu dệt - Xác định xu hướng của vải đối với hiện tượng xù lông bề mặt và vón kết - Phần 1: Phương pháp dùng hộp thử vón kết do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7619-1:2007 (EN 14362-1 : 2003) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo - Phần 1: Phát hiện việc sử dụng thuốc nhuộm azo không cần chiết
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7834:2007(ISO 22198 : 2006) về Vật liệu dệt - Vải - Xác định chiều rộng và chiều dài
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7836:2007 (ISO 5079 : 1995) về Vật liệu dệt - Xơ - Xác định lực đứt và độ giãn dài đứt của xơ đơn
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7619-2:2007 (EN 14362 - 2 : 2003) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo - Phần 2: Phát hiện việc sử dụng thuốc nhuộm azo bằng cách chiết xơ
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4537:1988 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu đối với giặt xà phòng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4538:1988 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu với ma sát khô và ma sát ướt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1750:1986 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ ẩm chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7424-4:2004 (ISO 12947 - 4: 1998) về Vật liệu dệt - Xác định khả năng chịu mài mòn của vải bằng phương pháp Martindale - Phần 4: Đánh giá sự thay đổi ngoại quan do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7426-1:2004 (ISO 12945-1:2000) về Vật liệu dệt - Xác định xu hướng của vải đối với hiện tượng xù lông bề mặt và vón kết - Phần 1: Phương pháp dùng hộp thử vón kết do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7619-1:2007 (EN 14362-1 : 2003) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo - Phần 1: Phát hiện việc sử dụng thuốc nhuộm azo không cần chiết
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7834:2007(ISO 22198 : 2006) về Vật liệu dệt - Vải - Xác định chiều rộng và chiều dài
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7836:2007 (ISO 5079 : 1995) về Vật liệu dệt - Xơ - Xác định lực đứt và độ giãn dài đứt của xơ đơn
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7619-2:2007 (EN 14362 - 2 : 2003) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo - Phần 2: Phát hiện việc sử dụng thuốc nhuộm azo bằng cách chiết xơ
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4537:1988 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu đối với giặt xà phòng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4538:1988 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu với ma sát khô và ma sát ướt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1749:1975 về Vải dệt thoi - Phương pháp lấy mẫu
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1750:1975 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ ẩm
- Số hiệu: TCVN1750:1975
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1975
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực