Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7426-1 : 2004

VẬT LIỆU DỆT –

XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG CỦA VẢI ĐỐI VỚI HIỆN TƯỢNG

XÙ LÔNG BỀ MẶT VÀ VÓN KẾT –

PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP DÙNG HỘP THỬ VÓN KẾT

Textiles – Determination of fabrics propensity to surface fuzzing and to pilling –

Part 1: Pilling box method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp xác định khả năng chống vón kết và sự thay đổi bề mặt của vải.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 1748 : 1991 (ISO 139 : 1973), Vật liệu dệt – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1.

Xù lông (fuzzing)

Việc tạo ra sự xù xì, ráp hoặc xù lông của xơ trên bề mặt vải, làm thay đổi bề mặt có thể nhìn thấy được.

CHÚ THÍCH: Những thay đổi này có thể xuất hiện trong quá trình giặt, giặt khô và/hoặc khi mặc.

3.2.

Hạt vón kết (pills)

Xơ vón thành hạt trên mặt vải và dày đến mức ánh sáng không xuyên qua được và tạo thành bóng râm.

CHÚ THÍCH: Những thay đổi này có thể xuất hiện trong quá trình giặt, giặt khô và/hoặc khi mặc.

3.3.

Sự tạo hạt vón kết (pilling)

Sự tạo thành các hạt vón kết trên bề mặt vải.

4. Nguyên tắc

Mẫu thử được gá vào các ống làm bằng polyretan và được quay ngẫu nhiên trong hộp có lớp lót bằng lie với tốc độ quay không đổi. Sự xù lông và vón kết được đánh giá bằng mắt sau một chu kỳ quay xác định. Bất kỳ sự xử lý đặc biệt nào đối với mẫu phòng thí nghiệm, như giặt, tẩy, phải được thỏa thuận trước và phải ghi vào báo cáo thử nghiệm.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1. Hộp thử vón kết, hình khối lập phương, kích thước bên trong khi chưa có lót là 235 mm. Toàn bộ bề mặt trong của hộp phải được lót bằng một loại vật liệu dày 3,2 mm. Hộp được quay với tốc độ (60 ± 2) vòng/phút xung quanh trục nằm ngang đi qua tâm của hai mặt đối xứng. Một mặt của hộp có thể mở ra được để quan sát.

CHÚ THÍCH: Phương tiện để hiệu chuẩn và để so sánh các hộp thử vón kết được nêu ở phụ lục A.

Lớp lót lie phải được thường xuyên kiểm tra vào các khoảng nghỉ và phải được thay thế khi chắc chắn đã bị hỏng hoặc bị bẩn tới mức làm thay đổi các tính chất mài mòn của chúng (xem A.4).

5.2. Các ống gá mẫu bằng polyuretan, (yêu cầu 4 ống), mỗi ống dài (140 ± 1) mm có đường kính ngoài là (31,5 ± 1) mm, chiều dày thành ống (3,2 ± 0,5) mm, khối lượng (52,25 ± 1) g.

5.3. Gá mẫu, được sử dụng để gá mẫu vào các ống

5.4. Băng dính polyvinyl clorua (PVC), rộng 19 mm

5.5. Máy khâu

5.6. Thiết bị đánh giá, được chiếu sáng bằng đèn huỳnh quan trắng hoặc bóng đèn (nhiệt độ màu của nguồn sáng là không đáng kể) để tạo ra nguồn sáng đồng đều trên toàn bộ bề rộng của mẫu thử và được che theo cách mà người quan sát không phải nhìn trực tiếp vào ánh sáng. Vị trí của nguồn sáng được đặt ở một góc giữa 5 0 và 15 0 so với mặt phẳng của mẫu (xem hình 1). Đối với tầm nhìn bình thường thì khoảng cách giữa mắt và mẫu thử phải trong khoảng giữa 30 cm và 50 cm.

6. Môi trường điều hòa và thử nghiệm

Môi trường chuẩn để điều hòa và thử vật liệu dệt được quy định trong TCVN 1748 (ISO 139), nghĩa là ở nhiệt độ (20 ± 2) 0C, và độ ẩm tương đối (65 ± 2) %.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7426-1:2004 (ISO 12945-1:2000) về Vật liệu dệt - Xác định xu hướng của vải đối với hiện tượng xù lông bề mặt và vón kết - Phần 1: Phương pháp dùng hộp thử vón kết do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7426-1:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 14/01/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản