Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7424 - 3 : 2004

VẬT LIỆU DỆT - XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU MÀI MÒN CỦA VẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP MARTINDALE - PHẦN 3: XÁC ĐỊNH SỰ GIẢM KHỐI LƯỢNG

Textiles - Determination of the abrasion resistance of fabrics by the Martindale method - Part 3: Determination of mass loss

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng để xác định sự giảm khối lượng của tất cả các loại vải bao gồm cả vải không dệt, trừ những loại vải đã có chỉ định về khả năng chịu mài mòn thấp.

CHÚ THÍCH Những hướng dẫn cụ thể hơn quy định ở TCVN 7424 - 1: 2004 (ISO 12947 - 1: 1998).

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 5466: 2002 (ISO 105-AO2: 1993), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A 02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.

TCVN 1748: 1991 (ISO 139: 1973), Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử.

ISO 2859 - 1: 1999, Sampling procedure for inspection by attributes - Part 1: Sampling plans indexed by acceptable quality level (AQL) for lot-by-lot inspection (Qui trình lấy mẫu để kiểm tra theo dấu hiệu loại trừ - Phần 1: Phương án lấy mẫu bằng cách kiểm tra theo lô với mức chất lượng chấp nhận (AQL)).

TCVN 7424 - 1: 2004 (ISO 12947 - 1: 1998), Vật liệu dệt - Xác định khả năng chịu mài mòn của vải bằng phương pháp Martindale - Phần 1: Thiết bị thử mài mòn Martindale.

TCVN 7424 - 2: 2004 (ISO 12947 - 2: 1998), Vật liệu dệt - Xác định khả năng chịu mài mòn của vải bằng phương pháp Martindale - Phần 2: Xác định sự phá hủy mẫu.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa đã nêu ở TCVN 7424 - 1: 2004 (ISO 12947 - 1: 1998) và TCVN 7424 - 2: 2004 (ISO 12947 - 2: 1998).

4. Nguyên tắc

Một mẫu vải hình tròn được gắn lên giá giữ mẫu và chịu một tải trọng xác định. Mẫu được chà xát và vải mài trung gian (vải chuẩn) theo đường chuyển động vệt hình Lissajous. Giá giữ mẫu được quay tự do quanh trục của nó, thẳng góc với mặt phẳng của mẫu. Khả năng chịu mài mòn của vải dệt được xác định qua sự giảm khối lượng của mẫu thử.

Mẫu thử được gắn lên giá giữ mẫu với lót xốp phía sau. Mẫu có khối lượng trên một đơn vị diện tích lớn hơn 500 g.m-2 được gắn lên giá giữ mẫu mà không cần lớp lót xốp. Vải có tuyết và vải nhung kẻ khi thử không cần lớp lót xốp phải được xử lý riêng trước khi chuẩn bị mẫu (xem 7.5.2).

Hai thông số mài được quy định. Tổng khối lượng của tải trọng mài (nghĩa là khối lượng của giá giữ mẫu và khối lượng của quả nặng) là:

a) (795 ± 7) g đối với vải bảo hộ, vải bọc đệm, vải trải giường và vải sử dụng trong kỹ thuật (áp lực danh nghĩa là 12 kPa);

b) (595 ± 7) g đối với vải may mặc và vải sử dụng trong nhà, trừ vải bọc đệm và vải trải giường (áp lực danh nghĩa là 9 kPa).

Sự giảm khối lượng của mẫu thử được xác định đối với mỗi số lần chà xát mà với số lần chà xát đó mẫu bắt đầu bị phá hủy (xem bảng 1).

Bảng 1 - Khoảng thời gian thử để kiểm tra sự giảm khối lượng

Seri thử

Số lần chà xát tại đó xuất hiện sự phá hủy mẫu

Xác định sự giảm khối lượng tại số lần chà xát sau

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7424-3:2004 (ISO 12947 - 3: 1998) về Vật liệu dệt - Xác định khả năng chịu mài mòn của vải bằng phương pháp Martindale - Phần 3: Xác định sự giảm khối lượng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7424-3:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 14/01/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản