Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5482 : 2007

VẬT LIỆU DỆT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU

PHẦN S03: ĐỘ BỀN MÀU VỚI LƯU HÓA: HƠI TRỰC TIẾP

Textiles - Tests for colour fastness - Part S03: Colour fastness to vulcanization: Open steam

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền màu của tất cả các loại vật liệu dệt dưới tác dụng của hợp chất cao su điển hình được dùng trong công nghiệp chống thấm và tác dụng của các sản phẩm phân hủy của chúng trong quá trình lưu hóa bằng hơi trực tiếp, hoặc

a) Trong các điều kiện ngăn ngừa hơi trực tiếp tiếp xúc với mẫu thử (phương pháp A), hoặc

b) Trong các kiện cho phép hơi trực tiếp xâm nhập vào miếng vải thử kèm được thử (phương pháp B).

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 1748 : 2007 (ISO 139 : 2005), Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử.

TCVN 4536 : 2002 (ISO 105-A01: 1994), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu. Phần A01: Quy định chung.

TCVN 5466: 2002 (ISO 105-A02: 1993), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu. Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.

TCVN 5467 : 2002 (ISO 105-A03: 1993), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu. Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu.

ISO 105-F: 1985, Textiles - Tests for colour fastness - Part F: Standard adjacent fabrics (Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần F: Vải thử kèm chuẩn).

ISO 105 - F10: 1989, Textiles - Tests for colour fastness - Part F10: Specification for adjacent fabric: (Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần F10: Yêu cầu cho vải thử kèm: Đa xơ Multifibre).

3 Nguyên tắc

Mẫu thử được làm nóng trực tiếp bằng hơi và tiếp xúc trực tiếp với một hợp chất cao su chưa lưu hóa (ban đầu) được cuộn với

a) Một miếng vải không thấm hơi và nước (phương pháp A), hoặc

b) Một miếng vải bông tẩy trắng không nhuộm màu, nhưng đảm bảo hơi trực tiếp không bị cản trở khi xâm nhập vào mẫu thử (phương pháp B).

Sự thay đổi màu của mẫu thử và sự dây màu của vải thử kèm được đánh giá bằng thang màu xám.

4 Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

4.1 Nồi hấp có vỏ bọc, có khả năng giữ áp suất hơi trên cả vỏ bọc và nồi là 390 kPa.

4.2 Ống bằng thép không gỉ hở hai đầu, có đường kính 40 mm ± 3 mm và độ dày thành ống 2,5 mm  ± 0,5 mm.

4.3 Miếng hợp chất cao su chưa lưu hóa, dày 2,5 mm ± 1,5 mm gồm các thành phần sau:

100 phần cao su thiên nhiên đục;

5 phần kẽm oxit;

1 phần axit stearic;

2 phần lưu huỳnh;

1 phần mercaptobenzothiazol;

0,2 phần kẽm dietyldithiocacbamat;

15 phần titan dioxit

75 phần bari sulfat

Nếu cần vận chuyển hợp chất cao su thì phải bọc bằng màng polyetylen mỏng.

CHÚ THÍCH Cần lưu ý rằng phép thử này sử dụng hợp chất cao su cơ bản. Các hợp chất khác được sử dụng thường xuyên trong quá trình sản xuất có thể có ảnh hưởng đến độ bền màu không được xác định bởi phép thử này.

4.4 Vải thử kèm (xem TCVN 4536 : 2002 (ISO 105-A01: 1994), điều 8.3).

Hoặc:

4.4.1 Một miếng vải thử kèm đa xơ phù hợp với ISO 105-F10.

Hoặc:

4.4.2 Hai miếng vải thử kèm xơ đơn, phù hợp với các phần từ F01 đến F08

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5482:2007 (ISO 105-S03 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần S03: Độ bền màu với lưu hóa:hơi trực tiếp

  • Số hiệu: TCVN5482:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản