Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 5480 : 2007
VẬT LIỆU DỆT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU –
PHẦN S01: ĐỘ BỀN MÀU VỚI LƯU HÓA: KHÔNG KHÍ NÓNG
Textiles - Tests for colour fastness - Part S01: Colour fastness to vulcanization: Hot air
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền màu của tất cả các loại vật liệu dệt đối với tác dụng của một hợp chất cao su điển hình được dùng trong công nghiệp chống thấm, và đối với các sản phẩm phân hủy của chúng khi lưu hóa trong không khí nóng.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 1748 : 2007 (ISO 139 : 2005), Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử.
TCVN 4536 : 2002 (ISO 105-A01: 1994), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu. Phần A01: Quy định chung.
TCVN 4566 : 2002 (ISO 105-A02: 1993), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu. Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.
3 Nguyên tắc
Mẫu thử được làm nóng tiếp xúc trực tiếp với hợp chất cao su chưa lưu hóa (ban đầu). Sự thay đổi màu của mẫu thử được đánh giá bằng thang màu xám.
4 Thiết bị, dụng cụ và vật liệu
4.1 Tủ sấy, duy trì được ở nhiệt độ 125oC ± 2oC có quạt để bảo đảm sự đồng đều của nhiệt độ không khí.
4.2 Miếng hợp chất cao su chưa lưu hóa, dày 2,5 mm ± 1,5 mm gồm các thành phần sau:
100 phần cao su thiên nhiên đục;
5 phần kẽm oxit;
1 phần axit stearic;
2 phần lưu huỳnh;
1 phần mercaptobenzothiazol;
0,2 phần kẽm dietyldithiocacbamat;
15 phần titan oxit;
75 phần bari sulphat;
Nếu cần vận chuyển hợp chất cao su thì phải bọc bằng màng polyetylen mỏng.
CHÚ THÍCH Cần lưu ý rằng phép thử này sử dụng hợp chất cao su cơ bản. Các hợp chất khác được sử dụng thường xuyên trong quá trình sản xuất có thể có ảnh hưởng đến độ bền màu không được xác định bởi phép thử này.
4.3 Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu phù hợp với TCVN 5466 : 2002 (ISO 105-A02: 1993).
4.4 Ete dầu mỏ
5 Mẫu thử
5.1 Tháo bỏ màng polyetylen bọc miếng cao su chưa lưu hóa (4.2) và làm ẩm hợp chất bằng ete dầu mỏ (4.4).
5.2 Nếu như vật liệu thử là vải, đặt một miếng mẫu thử có kích thước 40 mm x 100 mm lên trên miếng cao su chưa lưu hóa. Để đảm bảo mức độ bám dính đồng đều, “cuộn tròn” mẫu thử ra ngoài miếng cao su bằng một trục kim loại.
5.3 Nếu vật liệu thử là sợi, đan thành vải và sử dụng một miếng vải kích thước 40 mm x 100 mm hoặc dán một số đoạn sợi mỏng sát cạnh nhau trên miếng cao su để có được diện tích quy định có kích thước là 40 mm x 100 mm.
5.4 Nếu vật liệu thử là xơ rời, chải và ép chúng vừa đủ để tạo thành miếng phẳng có kích thước 40 mm x 100 mm và dán chúng lên miếng cao su (xem 5.2).
6 Cách tiến hành
6.1 Treo mẫu thử ghép 30 phút trong tủ sấy (4.1) ở nhiệt độ 125oC ± 2oC.
6.2 Làm nguội mẫu ghép trong 4 giờ ở môi trường chuẩn để thử phù hợp với TCVN 1748 : 2007 (ISO 139 : 2005).
6.3 Đánh giá sự thay đổi màu của mẫu thử đã xử lý bằng cách so sánh nó với một mẫu đã nhuộm màu gốc đặt trên miếng cao su đã lưu hóa bằng thang màu xám (4.3).
7 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Các chi tiết cần thiết để nhận dạng
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5473:2007 (ISO 105-N01 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần N01: Độ bền màu với tẩy trắng: Hypoclorit
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5474:2007 (ISO 105-N02 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần N02: Độ bền màu với tẩy trắng: Peroxit
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5475:2007 (ISO 105-N03 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần N03: Độ bền màu với tẩy trắng: Natri clorit (yếu)
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5476:2007 (ISO 105-N04 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần N04: Độ bền màu với tẩy trắng: Natri clorit (mạnh)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5477:2007 (ISO 105-N05 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần N05: Độ bền màu với xông hơi
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5479:2007 (ISO 105-P02 : 2002) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần P02: Độ bền màu với hấp tạo nếp nhăn
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5481:2007 (ISO 105-S02 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần S02: Độ bền màu với lưu hóa: lưu huỳnh
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5482:2007 (ISO 105-S03 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần S03: Độ bền màu với lưu hóa:hơi trực tiếp
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6176:1996 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ truyền nhiệt
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4185:1986 về Vải kèm để thử độ bền màu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 831/QĐ-BKHCN năm 2007 công bố tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1748:2007 (ISO 139 : 2005) về vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4536:2002 (ISO 105-A01: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A01: Quy định chung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5466:2002 (ISO 105-A02 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5473:2007 (ISO 105-N01 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần N01: Độ bền màu với tẩy trắng: Hypoclorit
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5474:2007 (ISO 105-N02 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần N02: Độ bền màu với tẩy trắng: Peroxit
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5475:2007 (ISO 105-N03 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần N03: Độ bền màu với tẩy trắng: Natri clorit (yếu)
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5476:2007 (ISO 105-N04 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần N04: Độ bền màu với tẩy trắng: Natri clorit (mạnh)
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5477:2007 (ISO 105-N05 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần N05: Độ bền màu với xông hơi
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5479:2007 (ISO 105-P02 : 2002) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần P02: Độ bền màu với hấp tạo nếp nhăn
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5481:2007 (ISO 105-S02 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần S02: Độ bền màu với lưu hóa: lưu huỳnh
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5482:2007 (ISO 105-S03 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần S03: Độ bền màu với lưu hóa:hơi trực tiếp
- 13Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6176:1996 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ truyền nhiệt
- 14Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4185:1986 về Vải kèm để thử độ bền màu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5480:2007 (ISO 105-S01 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần S01: Độ bền màu với lưu hóa: không khí nóng
- Số hiệu: TCVN5480:2007
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2007
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra