Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN ISO/TS 22004 : 2008

HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM - HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TCVN ISO 22000 : 2007

Food safety management systems – Guidance on the application of ISO 22000 : 2005

Lời nói đầu

TCVN ISO/TS 22004 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 22004 : 2005.

TCVN ISO/TS 22004 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

0.1. Khái quát

Việc lựa chọn áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của một tổ chức hoạt động trong chuỗi thực phẩm là công cụ có hiệu quả nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu quy định trong các văn bản pháp luật và quản lý và/hoặc yêu cầu của khách hàng.

Việc thiết kế và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể là các mối nguy về an toàn thực phẩm, sản phẩm cung cấp, các quá trình sử dụng, quy mô và cơ cấu của tổ chức đó. Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn cho việc sử dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 22000, dựa trên các nguyên tắc của HACCP theo quy định của Ủy ban Thực phẩm Codex [4] và được thiết kế để áp dụng cùng với các tiêu chuẩn có liên quan do tổ chức ban hành.

0.2. Chuỗi thực phẩm và cách tiếp cận theo quá trình

Tiêu chuẩn TCVN ISO 22000 thúc đẩy việc chấp nhận cách tiếp cận chuỗi thực phẩm trong việc xây dựng, áp dụng và cải tiến tính hiệu quả và hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Liên quan đến vấn đề này, TCVN ISO 22000 đòi hỏi tổ chức xem xét đến các ảnh hưởng của chuỗi thực phẩm trước và sau hoạt động của tổ chức khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Để tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả và hiệu lực, tổ chức phải xác định và quản lý nhiều hoạt động liên quan. Hoạt động sử dụng các nguồn lực, được quản lý để có thể chuyển đổi đầu vào thành đầu ra, được coi là một quá trình. Thông thường đầu ra của một quá trình sẽ trực tiếp tạo thành đầu vào của quá trình tiếp theo.

Việc áp dụng hệ thống các quá trình trong một tổ chức, cùng với việc nhận biết các mối tương tác và quản lý các quá trình này được gọi là “cách tiếp cận theo quá trình”.

Lợi ích của cách tiếp cận theo quá trình là sự kiểm soát liên tục mà nó tạo ra cho mối liên kết giữa các quá trình riêng lẻ trong hệ thống các quá trình, cũng như sự kết hợp và sự tương tác giữa chúng.

Khi được sử dụng trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, cách tiếp cận như vậy nhấn mạnh tầm quan trọng của:

a) việc hiểu và thỏa mãn các yêu cầu,

b) nhu cầu xem xét các quá trình về mặt an toàn thực phẩm và khả năng truy tìm nguồn gốc, c) các kết quả thu được từ việc thực hiện và tính hiệu lực của quá trình, và

d) việc cải tiến liên tục các quá trình dựa trên việc đo lường khách quan.

Các bên liên quan đóng vai trò quyết định trong việc xác định các yêu cầu đầu vào. Theo dõi sự thỏa mãn của các bên liên quan yêu cầu việc đánh giá thông tin liên quan đến nhận thức của họ về việc tổ chức có đáp ứng các yêu cầu hay không.

Mô hình hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên quá trình mô tả trên Hình 1 minh họa các mối liên kết quá trình đề cập trong các điều từ 4 tới 8 của TCVN ISO 22000 : 2007. Mô hình trên Hình 1 không cung cấp các quá trình đó một cách chi tiết.

Hình 1 – Khái niệm về cải tiến liên tục

0.3. Mối liên hệ với TCVN ISO 9001

TCVN ISO 22000 có kết cấu hài hòa với TCVN ISO 9001 và các tiêu chuẩn hỗ trợ nó. TCVN ISO 9001 đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng có thể được các tổ chức sử dụng để áp dụng nội bộ hoặc để chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc cho mục đích ký kết hợp đồng. Nó tập trung vào tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng trong việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. TCVN ISO 22000 đưa ra cá

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 22004:2008 (ISO/TS 22004 : 2005) về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 22000:2007

  • Số hiệu: TCVNISO/TS22004:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2008
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản