Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9394:2012

ĐÓNG VÀ ÉP CỌC - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Pile driving and static jacking works- Construction, check and acceptance

Lời nói đầu

TCVN 9394:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 286:2003 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9394:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐÓNG VÀ ÉP CỌC - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Pile driving and static jacking works- Construction, check and acceptance

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này áp dụng cho các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực xây dựng, giao thông, thủy lợi.

1.2 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các công trình có điều kiện địa chất công trình đặc biệt như vùng có hang các-tơ, mái đá nghiêng, đá cứng... Các công trình này được thi công và nghiệm thu theo yêu cầu của Thiết kế, hoặc do Tư vấn đề nghị với sự chấp thuận của Chủ đầu tư.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4453:1995, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu.

TCVN 5308:1991, Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.

TCVN 9393:2012, Cọc-Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

3.1

Cọc đóng (Driving pile)

Cọc được hạ bằng năng lượng động (va đập, rung).

3.2

Cọc ép (Pressing pile)

Cọc được hạ bằng năng lượng tĩnh, không gây ra xung lực lên đầu cọc.

3.3

Độ chối của cọc đóng (Pile refusal)

Độ lún của cọc do một nhát búa đóng và một phút làm việc của búa rung gây ra.

3.4

Tải trọng thiết kế (Design load)

Giá trị tải trọng do Nhà thiết kế dự tính tác dụng lên cọc.

3.5

Lực ép nhỏ nhất (Pep)min (The minimum jacking load)

Lực ép do Nhà thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 % đến 200 % tải trọng thiết kế.

3.6

Lực ép lớn nhất (Pep)max (The maximum jacking load)

Lực ép do Nhà thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 % đến 300 % tải trọng thiết kế.

4 Quy định chung

4.1 Thi công hạ cọc cần tuân theo bản vẽ thiết kế thi công, trong đó bao gồm: dữ liệu về bố trí các công trình hiện có và công trình ngầm; đường cáp điện có chỉ dẫn độ sâu lắp đặt đường dây tải điện và biện pháp bảo vệ chúng; danh mục các máy móc, thiết bị; trình tự và tiến độ thi công; các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường; bản vẽ bố trí mặt bằng thi công kể cả điện nước và các hạng mục tạm thời phục vụ thi công.

Để có đầy đủ số liệu cho thi công móng cọc, nhất là trong điều kiện địa chất phức tạp, khi cần thiết Nhà thầu phải tiến hành đóng, ép các cọc thử và tiến hành thí nghiệm cọc bằng tải trọng động hoặc tải trọng tĩnh theo đề cương của Tư vấn hoặc Thiết kế

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9394:2012 về đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu

  • Số hiệu: TCVN9394:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản