Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9393:2012

CỌC - PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG BẢNG TẢI TRỌNG TĨNH ÉP DỌC TRỤC

Piles - Standard test method in situ for piles under axial compressive load

Lời nói đầu

TCVN 9393:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 269:2002 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9393:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CỌC - PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG BẢNG TẢI TRỌNG TĨNH ÉP DỌC TRỤC

Piles - Standard test method in situ for piles under axial compressive load

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh dọc trục áp dụng cho cọc đơn thẳng đứng, cọc đơn xiên, không phụ thuộc kích thước và phương pháp thi công (đóng, ép, khoan thả, khoan dẫn, khoan nhồi...) trong các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn không áp dụng cho thí nghiệm cọc tre, cọc cát và trụ vật liệu rời.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này có sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1

Cọc thí nghiệm (Testing piles)

Cọc được chọn trong số các cọc của móng công trình hoặc thi công riêng phục vụ mục đích thí nghiệm.

2.2

Hệ gia tải (Loading system)

Hệ thống thiết bị để tạo tải trọng tác dụng lên đầu cọc thí nghiệm.

2.3

Hệ phản lực (Reaction system)

Hệ thống thiết bị dùng làm phản lực (để neo giữ, làm đối trọng) khi gia tải.

2.4

Tải trọng giới hạn (Failure load)

Tải trọng lớn nhất của cọc chịu được thời điểm xảy ra phá hoại và được xác định theo một giới hạn quy ước nào đó.

2.5

Tải trọng cho phép (Allowable load)

Tải trọng của cọc tính theo điều kiện đất nền hoặc vật liệu cọc, bằng tải trọng giới hạn chia cho hệ số an toàn.

2.6

Tải trọng thiết kế (Design load)

Tải trọng làm việc dự kiến của cọc theo thiết kế.

2.7

Ồn định quy ước (Settlement stability)

Trạng thái ổn định khi độ lún của cọc được xem là đã tắt (ổn định).

3. Quy định chung

3.1. Thí nghiệm cọc bằng phương pháp tải trọng tĩnh ép dọc trục (sau đây gọi là thí nghiệm nén tĩnh cọc) có thể được thực hiện ở giai đoạn: thăm dò thiết kế và kiểm tra chất lượng công trình.

3.2. Thí nghiệm nén tĩnh cọc ở giai đoạn thăm dò thiết kế (sau đây gọi là thí nghiệm thăm dò) được tiến hành trước khi thi công cọc đại trà nhằm xác định các số liệu cần thiết kế về cường độ, biến dạng và mối quan hệ tải trọng - chuyển vị của cọc làm cơ sơ cho thiết kế hoặc điều chỉnh đồ án thiết kế, chọn thiết bị và công nghệ thi công cọc phù hợp.

CHÚ THÍCH: Trường hợp biết rõ điều kiện đất nền và có kinh nghiệm thiết kế cọc khu vực lân cận thì không nhất thiết phải tiến hành thí nghiệm thăm dò.

3.3. Thí nghiệm nén tĩnh cọc ở giai đoạn kiểm tra chất lượng công trình (sau đây gọi là thí nghiệm kiểm tra) được tiến hành trong thời gian thi công hoặc sau khi thi công xong cọc nhằm kiểm tra sức chịu tải của cọc theo thiết kế và chất lượng thi công cọc.

3.4. Cọc thí nghiệm thăm dò thường được thi côn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9393:2012 về Cọc - Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục

  • Số hiệu: TCVN9393:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản