Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CỌC - KIỂM TRA KHUYẾT TẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG BIẾN DẠNG NHỎ
Piles - Method of detection ofdefects by dynamic low- strain testing
Lời nói đầu
TCVN 9397:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 359:2005 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9397:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CỌC - KIỂM TRA KHUYẾT TẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG BIẾN DẠNG NHỎ
Piles - Method of detection ofdefects by dynamic low- strain testing
1.1 Tiêu chuẩn này được áp dụng cho cọc móng của công trình xây dựng.
1.2 Phương pháp động biến dạng nhỏ được áp dụng để phát hiện khuyết tật trên cọc đơn chế tạo bằng bê tông cốt thép hoặc bằng thép, hạ theo phương thẳng đứng hoặc xiên.
1.3 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho cừ ván thép và cho cọc có trên một mối nối và cọc có đường kính tiết diện lớn hơn 1,5 m.
1.4 Tiêu chuẩn này không áp dụng để đánh giá sức chịu tải của cọc.
CHÚ THÍCH:
1) Độ sâu thí nghiệm kiểm tra trong điều kiện thông thường khoảng 30 lần đường kính cọc. Trong trường hợp một phần thân cọc nằm trong nước hoặc trong đất rất yếu, có thể kiểm tra đến độ sâu lớn hơn.
2) Khi có đủ căn cứ, phương pháp này có khả năng xác định chiều dài cọc và cường độ bê tông thân cọc.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 9395:2012, Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Khuyết tật của cọc (Deffect)
Biến động của kích thước hình học hoặc của khối lượng riêng vật liệu cọc.
3.2
Vận tốc truyền sóng c (Wave speed)
Vận tốc sóng ứng suất lan truyền dọc trục cọc phụ thuộc vào tính chất của vật liệu cọc.
3.3
Kháng trở của cọc Z (Impedance)
Kháng trở của cọc là đại lượng xác định theo công thức:
trong đó:
Z là kháng trở của cọc tính bằng kilôniutơn nhân giây trên mét (kN.s/m);
E là mô đun đàn hồi của vật liệu cọc tính bằng kilôpascan (kPa);
A là diện tích tiết diện ngang của cọc tính bằng mét vuông (m²);
c là vận tốc truyền sóng ứng suất dọc trục cọc tính bằng mét trên giây (m/s).
3.4
Vận tốc đầu cọc (Pile head velocity)
Vận tốc theo phương dọc trục cọc đo được tại đầu cọc khi thí nghiệm biến dạng nhỏ, trong phần tiếp theo của tiêu chuẩn này được gọi tắt là vận tốc.
3.5
Phương pháp phản xạ xung (Pulse echo method)
Phương pháp phân tích trong đó số liệu đo vận tốc được phân tích dưới dạng hàm số của thời gian.
3.6
Phương pháp ứng xử nhanh (Transient response meth
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 205:1998 về móng cọc - tiêu chuẩn thiết kế
- 2Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 326:2004 về cọc khoan nhồi - tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 286:2003 về đóng và ép cọc - tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9245:2012 về Cọc ống thép
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9393:2012 về Cọc - Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9394:2012 về đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Quyết định 3573/QĐ-BKHCN năm 2012 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 205:1998 về móng cọc - tiêu chuẩn thiết kế
- 5Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 326:2004 về cọc khoan nhồi - tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 286:2003 về đóng và ép cọc - tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 359:2005 về Cọc - Thí nghiệm kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9245:2012 về Cọc ống thép
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9393:2012 về Cọc - Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9394:2012 về đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9397:2012 về Cọc - Kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ
- Số hiệu: TCVN9397:2012
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2012
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra