Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8877:2011

XI MĂNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ - XÁC ĐỊNH ĐỘ NỞ AUTOCLAVE

Cement – Test method for autoclave expansion

Lời nói đầu

TCVN 8877:2011 được xây dựng trên cơ sở tham khảo ASTM C151-09, Standard Test Method for Autoclave Expansion of Hydraulic Cement (Tiêu chuẩn phương pháp thử độ nở autoclave của xi măng).

TCVN 8877:2011 do Viện Vật liệu Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường  Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

XI MĂNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ - XÁC ĐỊNH ĐỘ NỞ AUTOCLAVE

Cement – Test method for autoclave expansion

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ nở autoclave của xi măng bằng cách thử mẫu được làm từ hồ xi măng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi sử dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4787:2009 (EN 196-7:2007), Xi măng – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.

TCVN 6016:2011 (ISO 679:2007), Xi măng – Phương pháp thử - Xác định cường độ.

TCVN 6017:1995 (ISO 9597:1989), Xi măng – Phương pháp thử - Xác định thời gian đông kết và độ ổn định.

TCVN 6068:2004, Xi măng poóc lăng bền sun phát – Phương pháp xác định độ nở sun phát.

TCVN 7572:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử - Phần 14: Xác định khả năng phản ứng kiềm – silic.

ASTM C856-04, Standard Practice for Petrographic Examination of Hardened Concrete (Phương pháp tiêu chuẩn cho việc xác định thạch học của bê tông đã đóng rắn).

3. Nguyên tắc

3.1. Phép thử độ nở autoclave cho biết chỉ số nở muộn tiềm tàng do thủy hóa CaO hoặc/và MgO thông qua việc đo sự thay đổi chiều dài của thanh mẫu trước và sau khi chưng áp trong thiết bị autoclave.

4. Thiết bị và dụng cụ

4.1. Khuôn tạo mẫu

Theo TCVN 6068:2004.

4.2. Máy trộn

Theo TCVN 6016:2011 (ISO 679:2007)

4.3. Dụng cụ đo chiều dài và thanh chuẩn

Theo TCVN 6068:2004.

4.4. Dụng cụ thử độ dẻo tiêu chuẩn

Theo TCVN 6017:1997 (ISO 9597:1989).

4.5. Thiết bị autoclave

4.5.1. Yêu cầu kỹ thuật của thiết bị autoclave

Thiết bị autoclave gồm có một bình chịu áp suất hơi nước cao, áp kế, nhiệt kế, van an toàn và van thoát khí. Áp kế có đường kính 115 mm, có thang chia từ 0 MPa đến 4 MPa, với mỗi vạch chia không quá 0,03 MPa, sai số của áp kế không vượt quá 0,02 MPa ở áp suất làm việc 2 MPa. Tốc độ nâng nhiệt của thiết bị đảm bảo sao cho áp suất đạt 2 MPa trong thời gian từ 45 min đến 75 min kể từ khi bắt đầu gia nhiệt. Thiết bị autoclave được tự động ngắt khi áp suất vượt quá (2,4 ± 0,12) MPa. Bộ khống chế tự động phải duy trì được áp suất ở (2 ± 0,07) MPa trong thời gian ít nhất 3 h. Áp suất thể hiện trên đồng hồ đo (2 ± 0,07) MPa tương ứng với nhiệt độ (216 ± 2) oC. Thiết bị autoclave phải được thiết kế để áp suất giảm từ 2 MPa xuống còn nhỏ hơn 0,07 MPa trong vòng 1h30 min tính từ khi tắt nguồn cung cấp nhiệt.

4.5.2. Một số chú ý về an toàn

Tiêu chuẩn này nhằm để giải quyết tất cả các mối quan tâm về an toàn, nếu có, kết hợp với việc sử dụng các vấn đề an toàn liên quan. Đây là trách nhiệm của người sử dụng tiêu chuẩn này để thiết lập an toàn thích hợp, kiểm tra và xác định áp dụng những quy định hạn chế trước khi sử dụng. Một số vấn đề cụ thể về an toàn được đưa ra như sau:

- Áp kế đo áp suất có

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8877:2011 về Xi măng - Phương pháp thử - Xác định độ nở Autoclave

  • Số hiệu: TCVN8877:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 24/11/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản