ISO 9597 – 89(E)
XI MĂNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ - XÁC ĐỊNH THỜI GIAN ĐÔNG KẾT VÀ ĐỘ ỔN ĐỊNH
Cements - Test methods - Determination of setting time and soundness
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định thời gian đông kết và độ ổn định thể tích của xi măng.
TCVN 6016: 1995, Xi măng - Phương pháp thử - Xác định độ bền.
Thời gian đông kết được xác định bằng cách quan sát độ lún sâu của một kim loại hồ xi măng có độ dẻo tiêu chuẩn cho đến khi nó đạt được giá trị quy định.
Độ ổn định thể tích, theo phương pháp Le Chatelier, được xác định bới sự nở thể tích của hồ xi măng có độ dẻo chuẩn, thông qua dịch chuyển tương đối của hai càng khuôn.
Hồ xi măng có độ dẻo tiêu chuẩn là khi đó đạt khả năng cần thiết cản lại sự lún của một kim chuẩn. Lượng nước cần thiết cho một loại hồ như vậy được xác định bằng ba lần sụt kim với hồ có hàm lượng nước khác nhau.
4. Phòng thử nghiệm và thiết bị
4.1. Phòng thử nghiệm
Phòng thử nghiệm nơi chế tạo và thử mẫu giữ ở nhiệt độ 270C ± 20C và độ ẩm tương đối không thấp hơn 50%.
4.2. Thiết bị
4.2.1. Cân, có độ chính xác đến 1g;
4.2.2. ống đong có vạch chia hoặc buret, có khả năng đo thể tích chính xác đến 1%
4.2.3. Máy trộn, phù hợp với các yêu cầu của ISO 679.
4.3. Vật liệu
4.3.1. Nước cất hoặc nước đã khử ion được sử dụng để chế tạo, bảo quản hoặc luộc mẫu
Chú thích: - Có thể dùng loại nước khác nhưng phải đảm bảo để kết quả như nhau.
4.3.2. Xi măng, nước và thiết bị dùng để chế tạo và thử mẫu được giữ ở nhiệt 270C ± 20C và phải ghi lại nhiệt độ đó trong báo cáo thử nghiệm.
5.1. Dụng cụ
Dùng dụng cụ Vicat như hình 1a) và 1b) với kim to như hình 1c). Kim to được làm bằng kim loại không rỉ và có dạng một trụ thẳng, có chiều dài hữu ích là 50mm ± 1mm và đường kính là 10mm r 0,05mm. Khối lượng toàn phần của phần chuyển động là 300g ± 1g. Chuyển động của nó phải thật thẳng đứng và không chịu ma sát đáng kể, và trục của chúng phải trùng với trục kim to.
Vành khâu Vicat (xem hình 1a) để chứa hồ phải được làm bằng cao su rắn. Vành khâu có dạng hình nón cụt, sâu 40mm ± 0,2mm, đường kính trong phía trên là 70mm ± 5mm và ở đáy là 80mm ± 5mm. Vành khâu phải đủ cứng và phải có một tấm đe phẳng bằng thuỷ tinh có kích thước lớn hơn vành khâu và dày ít nhất 2,5mm.
Chú thích: Vành khâu bằng kim loại hoạc chất dẻo hay vành khâu dạng hình trụ đều có thể sử dụng miễn là phải đảm bảo chiều sâu yêu cầu và kết quả thu được phải giống như khi thử bằng vành khâu cao su cứng hình nón cụt.
5.2. Tiến hành thử
5.2.1. Trộn hồ xi măng
Cân 500g xi măng , chính xác đến 1g. Cân một lượng nước là 125g rồi đổ vào trong cối trộn (4.2.3) hoặc dùng ống đong có vạch chia hay buret (4.2.2) để đo lượng nước đổ vào cối trộn.
Đổ xi măng vào nước một cách cẩn thận để tránh thầt thoát nước hoặc xi măng. Thời gian đổ không ít hơn 5 giây và không nhiều hơn l0giây. Lấy thời điểm kết thúc đổ xi măng là thời điểm " không ", từ đó tính thời gian làm tiếp theo. Khởi động, nguy máy trộn và cho chạy với tốc độ thấp trong 90 giây.
Sau 90 giây, dùng máy trộn khoảng 15 giây để vét gọn hổ ở xung quanh cối vào vùng trộn của máy bằng một dụng cụ vét thích hợp. Khởi động lại máy và cho chạy ở tồc độ thấp thêm 90 giây nữa. Tổng thời gian chạy máy trộn là 3 phút.
Chú thích: Mọi phương pháp trộn khác,
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5439:1991 (ST SEV 4771: 1984) về xi măng - Phân loại
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4031:1985 về xi măng - Phương pháp xác định độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết và tính ổn định thể tích
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4032:1985 về Xi măng - Phương pháp xác định giới hạn bền uốn và nén
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 141:1985 về xi măng - phương pháp phân tích hoá học
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5438:2004 về Xi măng - Thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Quyết định 2919/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5439:1991 (ST SEV 4771: 1984) về xi măng - Phân loại
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4031:1985 về xi măng - Phương pháp xác định độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết và tính ổn định thể tích
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4032:1985 về Xi măng - Phương pháp xác định giới hạn bền uốn và nén
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6016:1995 về xi măng - phương pháp thử - xác định độ bền
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 141:1985 về xi măng - phương pháp phân tích hoá học
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5438:2004 về Xi măng - Thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6017:2015 (ISO 9597:2008) về Xi măng - Phương pháp xác định thời gian đông kết và độ ổn định thể tích
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6017:1995 (ISO 9597:1989 (E)) về xi măng - phương pháp thử - xác định thời gian đông kết và độ ổn định
- Số hiệu: TCVN6017:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1995
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/10/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực