Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8417:2022

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - QUY TRÌNH VẬN HÀNH TRẠM BƠM ĐIỆN

Hydraulic structures - Procedure for operation of electrical pumping station

Lời nói đầu

TCVN 8417:2022 thay thế TCVN 8417:2010;

TCVN 8417:2022 do Viện Bơm và Thiết bị Thủy lợi thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - QUY TRÌNH VẬN HÀNH TRẠM BƠM ĐIỆN

Hydraulic structures - Procedure for operation of electrical pumping station

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung trong việc vận hành trạm bơm điện có điện áp vận hành tới 6000 V, gồm các loại máy bơm: trục ngang, trục đứng, trục xiên và bơm chìm (kiểu bơm ly tâm hướng trục và hỗn lưu), sử dụng trong tưới tiêu nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt nông thôn.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8418, Công trình thủy lợi - Quy trình qun lý vận hành, duy tu bảo dưỡng cống.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Đơn vị khai thác trạm bơm (unit for pumping station exploitation)

Doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân được giao khai thác trạm bơm.

3.2

Máy bơm điện (the electrical pump)

Máy bơm sử dụng động cơ điện để dẫn động. Theo cấp điện áp của động cơ, máy bơm điện có 2 loại:

- Máy bơm điện hạ thế: Sử dụng động cơ điện hạ áp để dẫn động (có điện áp vận hành tới 1000 V);

- Máy bơm điện trung thế: Sử dụng động cơ điện trung áp để dẫn động (có điện áp vận hành từ 1000 V đến 6000 V).

4  Quy định về vận hành

4.1  Quy định chung

4.1.1  Việc vận hành trạm bơm, máy bơm phải tuân thủ các quy định tại quy trình quản lý, vận hành đã được phê duyệt.

4.1.2  Chỉ được phép vận hành máy bơm khi các điều kiện an toàn của trạm bơm (công trình thủy công, thiết bị cơ khí, thiết bị điện...) được đảm bảo. Trong trường hợp buộc phải vận hành trong điều kiện không đảm bảo các điều kiện an toàn, phải có biên bản trong đó có cam kết về trách nhiệm và chữ ký của người ra lệnh vận hành.

4.1.3  Các tổ máy bơm dự phòng phải được bố trí vận hành luân phiên với các tổ máy bơm khác trong trạm bơm.

4.1.4  Số giờ vận hành của các tổ máy bơm không lệch nhau quá nhiều trong một năm.

4.1.5  Nên vận hành các tổ máy bơm đối xứng để đảm bảo dòng chảy không mất cân bằng quá nhiều trên mặt cắt ngang bể hút và bể xả.

4.1.6  Luôn luôn theo dõi tổ máy trong quá trình vận hành, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, nhân viên vận hành phải dừng ngay tổ máy bơm bị sự cố, ngắt các thiết bị điện đang vận hành và báo cáo người phụ trách trực tiếp trạm bơm để kiểm tra, xử lý.

4.1.7  Tại mỗi trạm bơm, tối thiểu phải trang bị các dụng cụ, thiết bị sau: bút thử điện, kìm điện, mê gôm mét 500 V (đối với trạm bơm điện hạ thế), mê gôm mét 2500 V (đối với trạm bơm điện trung thế), ampe kìm, đồng hồ vạn năng, máy đo nhiệt độ không tiếp xúc, găng cách điện, ủng cách điện và bộ dụng cụ tháo lắp, sửa chữa nhỏ về cơ khí.

4.1.8  Các bước thực hiện khi vận

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8417:2022 về Công trình thủy lợi - Quy trình vận hành trạm bơm điện

  • Số hiệu: TCVN8417:2022
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2022
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản