Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8423 : 2010

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – TRẠM BƠM TƯỚI, TIÊU NƯỚC – YÊU CẦU THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THỦY CÔNG

Hydraulic structure – Irrigation and drainage pumping station – Requirement for hydraulic design

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cơ bản để thiết kế, xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa công trình thủy lợi như: trạm bơm tưới, tiêu nước thuộc hệ thống thủy nông lấy từ nguồn nước mặt. Tiêu chuẩn này có thể sử dụng để thiết kế các trạm bơm cấp nước nguồn cho các mục đích sử dụng khác ngoài nông nghiệp.

Các công trình thuộc đầu mối trạm bơm được phân cấp dựa vào diện tích tưới tiêu của hệ thống tưới, tiêu do trạm bơm phụ trách như đầu mối các hệ thống thủy lợi khác theo quy định tại TCXDVN 285 : 2002 Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế hoặc theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

2. Một số quy định chung

2.1. Phân loại và yêu cầu mức đảm bảo cấp nước

Để thuận lợi trong thiết kế và quản lý trạm bơm, công suất của các trạm bơm trong tiêu chuẩn này được phân loại như sau:

- Trạm bơm loại nhỏ có công suất đến 1m3/s và không phụ thuộc vào công dụng cũng như cột nước;

- Trạm bơm loại vừa có công suất từ 1 m3/s đến 10 m3/s;

- Trạm bơm loại lớn có công suất từ 10 m3/s đến 100 m3/s;

- Trạm bơm loại đặc biệt có công suất lớn hơn 100 m3/s.

Các trạm bơm tưới, tiêu và cấp nước mức đảm bảo cấp nước được lấy theo các quy định về mức đảm bảo chung về thiết kế công trình thủy lợi quy định tại TCXDVN 285 : 2002 Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế hoặc các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

2.2. Các yếu tố cơ bản cần phải xét tới

Thành phần và hình thức kết cấu công trình trạm bơm phải được xác định trên cơ sở tính toán kinh tế kỹ thuật có xét đến:

- Những điều kiện địa chất công trình, địa hình và thủy văn của công trình lấy nước;

- Việc sử dụng tổng hợp nguồn nước (nông nghiệp, năng lượng, vận tải thủy, thủy sản, v.v…);

- Sử dụng thống nhất hóa tối đa các giải pháp kỹ thuật và việc công nghiệp hóa các công tác xây lắp với việc sử dụng các sản phẩm tiêu chuẩn và việc ghép bộ tối đa có thể ở các nhà máy;

- Việc sử dụng tối đa những vật liệu tại chỗ và tiết kiệm sử dụng kim loại, xi măng, gỗ;

- Khả năng xây dựng theo từng đợt và khai thác từng phần khi công trình chưa hoàn thành;

- Những yêu cầu đối với tuổi thọ của công trình và sự thuận lợi cho khai thác với chi phí khai thác thấp nhất;

- Việc tập trung điều khiển và tự động hóa các quá trình công nghệ về vận hành máy, điều khiển và bảo vệ;

- Thời hạn xây dựng ngắn nhất và chiếm đất nông nghiệp, đất khác là ít nhất.

Phương án được chọn là phương án có hiệu quả kinh tế nhất, đảm bảo các điều kiện khai thác và tuổi thọ công trình tốt nhất.

Các công trình của trạm bơm xây dựng trên nền đất đắp, đất mềm yếu phải được xử lý chống lún chống trượt.

Cần phải thực hiện các biện pháp cách ly nước và chống ăn mòn cho những phần công trình nằm dưới đất, những kết cấu thép và ống dẫn.

Cần sử dụng các thiết kế định hình (các thiết kế mẫu) các trạm bơm và các công trình riêng rẽ trong quá trình thiết kế.

2.3. Tài liệu ban đầu

Các tài liệu ban đầu cần thiết để thiết kế trạm bơm phải được xác định đối với mỗi trường hợp cụ thể có thể xét đến cấp công trình, giai đoạn thiết kế và sự phức tạp của những điều kiện tự nhiên. Trong trường hợp chung các tài liệu ban đầu gồm:

- Nhiệm vụ của trạm bơm;

- Tên nguồn lấy nước (nơi tiếp nhận nước tiêu);

- Nơi đặt công trình lấy nước (công trình xả);

- Sự hiện diện các hộ dùng nước khác trong vùng lấy nước;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8423:2010 về công trình thủy lợi - trạm bơm tưới tiêu nước - yêu cầu thiết kế công trình thủy công

  • Số hiệu: TCVN8423:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản