Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8213:2009

TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN THỦY LỢI PHỤC VỤ TƯỚI, TIÊU

Economic evaluation of Irrigation and drainage projects

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này sử dụng để tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế các dự án thủy lợi (trong các giai đoạn lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) xây dựng mới hoặc khôi phục, nâng cấp công trình thuỷ lợi.

Tiêu chuẩn này là những chỉ dẫn chung về phương pháp, trình tự tính toán, các giả định và chỉ tiêu cơ bản được áp dụng trong việc phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thủy lợi phục vụ tưới, tiêu kết hợp với các mục tiêu khác như cấp nước công nghiệp, sinh hoạt, phát điện, nuôi trồng thủy sản ..., nhưng mục tiêu phục vụ tưới, tiêu là chính (sau đây gọi tắt là dự thủy lợi).

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1 Phân tích kinh tế của dự án thủy lợi (economic analysis of irrigation and drainage project)

Phân tích đánh giá tính bền vững về hiệu quả của dự án, trên cơ sở phân tích tương quan giữa toàn bộ chi phí cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của dự án đã vạch ra và các lợi ích mà dự án mang lại, thông qua các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư.

2.2 Phân tích tài chính của dự án thủy lợi (financial analysis of irrigation and drainage project)

Phân tích tài chính của dự án thủy lợi về hình thức cũng giống như phân tích kinh tế vì cả hai loại phân tích đều đánh giá lợi ích của đầu tư. Tuy nhiên, quan điểm về lợi ích trong phân tích tài chính thì không đồng nhất với lợi ích trong phân tích kinh tế. Phân tích tài chính dự án là xem xét lợi ích trực tiếp của dự án mang lại cho nhà đầu tư (đó là lợi nhuận nhà đầu tư hay nói cách khác đó là lợi ích xét ở góc độ vi mô). Phân tích kinh tế dự án là xem xét lợi ích của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Một dự án được coi là có tính khả thi về mặt kinh tế thì nó phải có hiệu quả về tài chính và kinh tế. Do đó phân tích tài chính và phân tích kinh tế bổ sung cho nhau.

2.3 Chi phí và lợi ích (cost and benefit)

Trong phân tích kinh tế và phân tích tài chính đều dùng đơn vị tiền tệ để xác định chi phí và lợi ích, tuy nhiên sự khác nhau cơ bản giữa hai phân tích này là cách tính toán chi phí và lợi ích.

- Chi phí tài chính là toàn bộ chi phí cần thiết cho việc hình thành dự án và được tính bằng giá tài chính (trong giá tài chính bao gồm cả nghĩa vụ tài chính phải nộp cho Nhà nước và các chính sách của Nhà nước như thuế, phí, chính sách trợ giá, ...) thông thường được lấy theo giá thị trường;

- Lợi ích tài chính là toàn bộ lợi ích dự án mang lại được tính theo giá tài chính;

- Chi phí kinh tế là chi phí mà nền kinh tế quốc dân bỏ ra cho việc hình thành dự án và được tính bằng giá kinh tế (giá kinh tế là giá tài chính sau khi đã loại bỏ thuế, phí, trợ giá ... hay gọi là phần thanh toán chuyển dịch - transfer payment);

- Lợi ích kinh tế là toàn bộ lợi ích do dự án mang lại đối với nền kinh tế, được tính theo giá kinh tế (là giá đầu ra của dự án có xét đến các điều kiện trao đổi hoặc không trao đổi thị trường quốc tế).

Đối với các dự án thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế xã hội thuộc loại đầu tư cơ sở hạ tầng, (đầu tư công cộng) khác với các dự án đầu tư

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8213:2009 về tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thủy lợi phục vụ tưới, tiêu

  • Số hiệu: TCVN8213:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản