Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4253 : 2012

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - NỀN CÁC CÔNG TRÌNH THỦY CÔNG - YÊU CẦU THIẾT KẾ

Hydraulic structures - Foundation of hydraulic projects - Design standard

Lời nói đầu

TCVN 4253:2012 thay thế cho TCVN 4253-86.

TCVN 4253:2012 do Viện thủy điện và năng lượng tái tạo - Viện khoa học thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - NỀN CÁC CÔNG TRÌNH THỦY CÔNG - YÊU CẦU THIẾT KẾ

Hydraulic structures - Foundation of hydraulic projects - Design standard

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng khi thiết kế nền các công trình thủy công (công trình thủy lợi thủy điện, kè sông, kè biển).

Khi thiết kế nền các công trình thủy công, ngoài tiêu chuẩn này, cần áp dụng các tiêu chuẩn khác có liên quan.

2. Phần kỹ thuật

2.1. Các quy định chung

2.1.1. Nền các công trình thủy công cần được thiết kế trên cơ sở

- Các kết quả khảo sát, đánh giá điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn bao gồm các tài liệu về cấu trúc địa chất, về hoạt động nước dưới đất, về hoạt động địa chất động lực, các chỉ tiêu cơ lý của từng đơn nguyên địa chất công trình trong vùng xây dựng.

- Kinh nghiệm xây dựng các công trình thủy công có các điều kiện địa chất công trình tương tự;

- Các tài liệu đặc trưng của công trình thủy công được xây dựng (loại kết cấu, kích thước, trình tự xây dựng, các tải trọng tác dụng, các tác động, điều kiện sử dụng, v.v…)

- Các điều kiện thi công;

- Kết quả so sánh kinh tế kỹ thuật các phương án về giải pháp thiết kế để chọn phương án tối ưu, nhằm tận dụng các đặc trưng về độ bền và biến dạng của đất đá nền và vật liệu dùng để xây dựng công trình với các chi phí quy dẫn nhỏ nhất.

2.1.2. Để đảm bảo độ tin cậy trong vận hành, độ bền lâu (tuổi thọ) và tính kinh tế của các công trình thủy công, khi thiết kế cần phải thực hiện:

- Đánh giá các điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn vùng xây dựng phù hợp với nhu cầu tài liệu đầu vào để thiết kế công trình thủy công cụ thể, dự báo các vấn đề về địa chất xấu có thể xảy ra trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình để có giải pháp thiết kế xử lý tương ứng;

- Đánh giá sức chịu tải của nền của công trình;

- Đánh giá độ bền cục bộ của nền;

- Đánh giá tính ổn định của các sườn dốc, mái dốc tự nhiên và nhân tạo;

- Xác định chuyển vị của hệ công trình nền trong quá trình thi công, khai thác, sửa chữa và vận hành công trình;

- Xác định các ứng suất trong nền tại mặt cắt tiếp xúc của công trình với nền và sự biến đổi của chúng theo thời gian;

- Tính toán độ bền thấm của nền, áp lực ngược của nước lên công trình, lưu lượng thấm và khi cần thiết phải tính sự biến đổi của chế độ thấm khi trạng thái ứng suất của nền biến đổi;

- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật làm tăng sức chịu tải, độ bền, giảm chuyển vị, làm giảm áp lực ngược và lưu lượng thấm.

2.1.3. Cần xác định các tải trọng và tác động lên nền bằng tính toán, xuất phát từ sự làm việc đồng thời của công trình và nền, phù hợp với các quy định cơ bản về thiết kế các công trình thủy công.

2.1.4. Phải tính toán nền của công trình thủy công theo hai nhóm trạng thái giới hạn:

- Nhóm thứ nhất: Sự ổn định chung của công trình về sức chịu tải, về độ bền, ổn định chung về độ bền thấm trên nền không phủ đá cũng như độ bền thấm cục bộ; sự phá hoại cục bộ của nền làm công trình không tiếp tục hoạt động được;

- Nhóm thứ hai (theo sự không sử dụng bình thường đượ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4253:2012 về Công trình thủy lợi - Nền các công trình thủy công - Yêu cầu thiết kế

  • Số hiệu: TCVN4253:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản