Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9165:2012

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐẮP ĐÊ

Hydraulic structure - Technical requirements for earthfill dyke

Lời nói đầu

TCVN 9165:2012 được chuyển đổi từ QPTL. 1-72 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9165:2012 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐẮP ĐÊ

Hydraulic structure - Technical requirements for earthfill dyke

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng trong thi công xây dựng đê mới hoặc cải tạo đê cũ như tôn cao, đắp áp trúc, đắp cơ thuộc hệ thống đê sông.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8166:2012, Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật thi công bằng biện pháp đầm nén nhẹ.

TCVN 8297:2009, Công trình thủy lợi - Đập đất - yêu cầu kỹ thuật trong thi công bằng phương pháp đầm nén.

3 Quy định chung

3.1 Đơn vị thi công phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế, yêu cầu quản lý chất lượng quy định, các điều kiện cụ thể nơi đắp đê, nghiên cứu chấp hành các điều khoản trong tiêu chuẩn này và tiêu chuẩn quy chuẩn có liên quan đã ban hành để tiến hành lập thiết kế tổ chức thi công, trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

3.2 Trong quá trình thi công, nếu xẩy ra những vấn đề lớn có nguy hại đến an toàn của đê cần phải báo cáo về đơn vị quản lý đê, để quyết định phương án xử lý. Trong thời gian chờ đợi, công trường phải có biện pháp ngăn ngừa các tác hại đó.

4. Yêu cầu về đo đạc và cắm tuyến đê

4.1 Trước khi thi công chủ đầu tư phải bàn giao mặt bằng thi công cho nhà thầu thi công toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ và theo các quy định hiện hành về xây dựng cơ bản.

4.2 Khi giao tuyến đê mới nếu các cọc tuyến bị mất, thì chủ đầu tư phải tiến hành bổ sung đầy đủ trước khi bàn giao cho đơn vị thi công.

4.3 Đắp đê mới: khi xác định các điểm khống chế nhất thiết phải dùng máy trắc đạc.

Đắp áp trúc: Khi đắp cơ đê, nếu không có máy trắc đạc thì dựa vào tim đê cũ làm chuẩn và có thể dùng dụng cụ thô sơ để xác định vị trí và kích thước mặt cắt cần phải đắp thêm.

4.4 Máy móc đo đạc phải có độ chính xác phù hợp với yêu cầu:

Sai số khi đo cao trình giữa hai lần đo đi và về không được vượt quá ± 25 mm Ör (r là số cây số bình quân của chiều dài đường ngắm giữa hai lần đo đi và về của đoạn đo).

Sai số khép kín góc là ± 20" Ön (n là số góc đo).

4.5  Những điểm khống chế cao trình phải đặt ở những nơi không chịu ảnh hưởng lún của đê, không trở ngại tới thi công, đo đạc và bảo quản dễ dàng.

4.6 Điểm khống chế mặt bằng và điểm khống chế cao độ xung quanh đê phải ghi số liệu rõ ràng, lập thành bản đồ. Phải quy định thời gian kiểm tra thường xuyên, nếu mất hoặc hư hỏng phải lập tức khôi phục ngay.

4.7 Trước khi bắt đầu thi công phải tiến hành xác định và đóng cọc tim đê, đường viền chân đê, đường viền xử lý nền đê chính xác và rõ ràng.

4.8 Khi thi công phải phóng mẫu thi công mặt cắt ngang (thường gọi là lên ga hay lên

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9165:2012 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật đắp đê

  • Số hiệu: TCVN9165:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản