Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8422:2010

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – THIẾT KẾ TẦNG LỌC NGƯỢC CÔNG TRÌNH THỦY CÔNG

Hydraulic structure – Design of adverse filter

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này dùng để thiết kế tầng lọc ngược và vùng chuyển tiếp bằng đất không dính, cát, cuội, sỏi và đá dăm, cũng như lọc ngược bằng bê tông xốp, đặt trong các công trình thủy lợi cấp đặc biệt, cấp I, II, III, và IV (cấp công trình theo TCXDVN 285-2002 – Công trình thủy lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế hoặc tiêu chuẩn hiện hành), theo vốn đầu tư trong đập đất và đập đá đổ, trong mái đập, trong nền đập nhà máy thủy điện, âu thuyền và các công trình khác, trong phần tiêu năng sau đập, trong lớp mái kênh, trong lớp gia cố mái dốc của bờ đáy thượng lưu và hạ lưu.

Đối với công trình thủy lợi cấp IV và V, các yêu cầu về thiết kế hạng mục lọc ngược của bộ phận công trình thủy công có thể lấy thấp hơn các yêu cầu nên trong tiêu chuẩn này.

Trong trường hợp các đặc trưng tính toán của vật liệu, khai thác để làm lọc ngược vượt ra ngoài các giới hạn nêu trong các điều kiến nghị trong tiêu chuẩn này thì cần phải kiểm tra lọc đã thiết kế bằng thí nghiệm ở trong phòng hoặc ở công trường.

2. Thuật ngữ và ký hiệu

2.1. Thuật ngữ

Tiêu chuẩn này khuyến nghị sử dụng theo đúng các thuật ngữ và ký hiệu sau đây:

2.1.1. Kết cấu tiêu nước (drainage filter)

Kết cấu dùng để hạ thấp mực nước ngầm hoặc áp lực nước ngầm cũng như để dẫn nước thấm một cách có tổ chức trong hệ thống tiêu nước.

2.1.2. Lọc ngược (adverse filter)

Những lớp cát, sạn, sỏi hoặc đá dăm để bảo vệ đất trong các công trình và trong nền các công trình để khỏi bị xói ngầm cơ học cũng như khỏi bị ép phì, đùn đất cuốn đi trong những trường hợp cá biệt.

2.1.3. Cốt đất (earth forced)

Tập hợp các hạt đất chịu tác dụng và chuyển tác dụng của ngoại lực đảm bảo độ bền và độ ổn định của đất.

2.1.4. Xói ngầm cơ học (mechanic tunnel erosion)

Hiện tượng chuyển vị của đất và hiện tượng lôi các hạt nhỏ từ trong tầng đất ra ngoài do tác dụng của dòng thấm.

2.1.5. Xói ngầm cơ học trong (mechanic subsurface erosion)

Hiện tượng chuyển vị trong đất của các hạt nhỏ do dòng thấm gây ra.

2.1.6. Xói ngầm cơ học ngoài (mechanic surface erosion)

Hiện tượng lôi các hạt nhỏ từ trong tầng đất ra ngoài do dòng thấm gây ra.

2.1.7. Xói ngầm cơ học nguy hiểm (danger mechanic tunnel erosion)

Hiện tượng chuyển vị và lôi các hạt nhỏ và các hạt cốt đất với số lượng do dòng thấm gây ra làm phá hoại độ bền và độ ổn định của đất.

2.1.8. Sự bồi tắc (soil consolidate)

Hiện tượng lắng đọng các hạt nhỏ do dòng thấm vận chuyển vào các kẽ rỗng của đất.

2.1.9. Đất xói ngầm (soil subsurface erosion)

Đất trong đó xói ngầm cơ học có thể xuất hiện và phát triển với vận tốc thấm vượt quá vận tốc giới hạn.

2.1.10. Đất không xói ngầm (non subsurface erosion)

Đất trong đó xói ngầm cơ học không thể xảy ra.

2.1.11. Vùng tiếp xúc của đất (contact area)

Vùng bao gồm biên giới của hai loại đất kế cận và khác nhau về thành phần hạt; vùng đó được xác định bằng chiều sâu xâm nhập của hạt loại đất này sang hạt loại đất kia.

2.1.12. Sự rơi vãi đất vào lọc (soil infill to filter)

Hiện tượng di chuyển các hạt nhỏ từ chỗ đất tiếp xúc vào lớp lọc do tác dụng của trọng lực.

2.1.13. Phân lớp đất (soil sublayer)

Hiện tượng tách hạt to khỏi hạt nhỏ xuất hiện khi vận chuyển, đổ và rải đất.

2.1.14. Đùn đất (soil push up)

Hiện tượng tách rời và chuyển vị c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8422:2010 về công trình thủy lợi - thiết kế tầng lọc ngược công trình thủy công

  • Số hiệu: TCVN8422:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản