Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8413:2010

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG GIẾNG GIẢM ÁP CHO ĐÊ

Hydraulic structure  - Operation and maintenance of the relief well system under dyke

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định nội dung, trình tự, phương thức vận hành và bảo dưỡng hệ thống giếng giảm áp cho đê.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1. Hệ thống giếng giảm áp (rerief well system)

Hệ thống giếng khoan có kết cấu ống lọc được lắp đặt ở chân đê phía đồng để làm giảm áp lực thấm ở nền bằng cách cho thoát nước theo hình thức tự chảy về mùa lũ, kiểm soát quá trình thấm và ngăn ngừa xói ngầm, cát chảy làm mất ổn định nền đê. Nước thoát ra từ hệ thống giếng được dẫn theo hệ thống ống dẫn kết hợp tiêu thoát chân đê chảy vào các ao hồ nội đồng. Thuật ngữ giếng giảm áp hiểu là: bao gồm cả hệ thống giếng, hệ thống ống dẫn kết hợp với tiêu thoát nước chân đê, hệ thống ống thu nước, hệ thống ống tiêu nước vào các ao hồ nội đồng.

2.2. Giếng độc lập (single well)

Giếng mà nước thoát ra, được đổ vào ao hồ nội đồng theo một ống dẫn riêng

2.3. Giếng có vấn đề (problem well)

Giếng bị hư hỏng kết cấu làm cho lượng cát ra theo nước lớn hơn 10mg/lít và ngày càng tăng đồng thời với sự tăng lưu lượng. Tùy theo mức độ trầm trọng, giếng có vấn đề có thể được phát hiện ngay tại hiện trường khi quan trắc thấy nhiều cát ra theo nước hoặc thông qua việc xử lý số liệu đo lưu lượng.

2.4. Giếng bị suy thoái (down grade well)

Giếng trong quá trình làm việc bị lấp bít các khe rỗng của ống lọc do các nguyên nhân khác nhau, làm giảm hiệu quả, giảm khả năng cho nước chảy vào giếng. Giếng bị suy thoái được phát hiện thông qua xử lý số liệu đo lưu lượng.

2.5. Người xử lý số liệu (data treatment staf)

Bộ phận chuyên trách xử lý số liệu hoặc người trực tiếp thực hiện việc phân tích xử lý số liệu để từ đó đưa ra các kiến nghị về duy tu, bảo dưỡng và các quyết định xử lý các tình huống khẩn cấp.

2.6. Thời gian ngâm lũ (submerge time)

Thoi gian duy trì mực nước lũ

2.7. Tình huống khẩn cấp (emergency)

Tình huống khi giếng có vấn đề đã ở mức trầm trọng và nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây tai họa vỡ đê

3. Vận hành giếng giảm áp

Giếng giảm áp làm việc trong mùa lũ theo hình thức tự chảy. Khi nước sông dâng cao kéo theo sư dâng cao mực nước ngầm trong giếng cao hơn cao độ cửa thoát, nước sẽ theo hệ thống ống dẫn nằm ở độ sâu thiết kế thoát ra các ao hồ nội đồng, làm giảm áp lực chung sau đê thấp hơn mặt đất, triệt tiêu các mạch đùn sủi. Vì vậy vận hành giếng giảm áp phải thực hiện các công việc quan trắc, đo đạc, theo dõi quá trình làm việc của hệ thống giếng, đảm bảo chúng làm việc bình thường.

3.1. Quá trình vận hành giếng phải thực hiện đầy đủ các công việc sau

- Chuẩn bị thiết bị trước lũ;

- Tổ chức vận hành giếng giảm áp trong lũ;

- Lập báo cáo kết quả quan trắc;

- Phân tích số liệu, phát hiện và đề xuất các giếng phải duy tu bảo dưỡng hoặc xử lý;

- Sơ đồ công việc vận hành, bảo dưỡng giếng được nêu như trong Phụ lục E.

3.2. Công tác chuẩn bị trước khi có lũ

3.2.1. Người vận hành phải được trang bị kiến thức về nguyên lý làm việc của hệ thống giếng giảm áp, được tập huấn sử dụng các máy đo lưu tốc, lưu lượng, đo mực nước và áp lực nước lỗ rỗng theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất thiết bị.

3.2.2. Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cần thiết cho việc quan trắc, đo đạc, kiểm tra tình trạng làm việc của từng thiết bị, bảo đảm tất cả các thiết bị đều làm việc tốt. Kiểm tra hiệu chỉnh thiết bị trước khi sử dụng theo quy định. Chuẩn bị các sổ ghi chép, lập và chuẩn bị đầy đủ về số lượng các biểu ghi chép theo mẫu.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8413:2010 về công trình thủy lợi – vận hành và bảo dưỡng hệ thống giếng giảm áp cho đê

  • Số hiệu: TCVN8413:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản