Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 101:2001

GIẾNG GIẢM ÁP - QUY TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, NGHIỆM THU
(Ban hành theo quyết định số: 109/2001/QĐ-BNN ngày 16 tháng 11 năm 2001của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Quy định chung

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu của quy trình kỹ thuật thi công, phương pháp kiểm tra chất lượng thi công và nghiệm thu giếng giảm áp có kết cấu giếng là các loại ống lọc làm bằng thép không rỉ hoặc ống nhựa PVC có khả năng chống ăn mòn, có độ bền thuỷ lực và cường độ tương đương như quy định cho thép không rỉ. yêu cầu về vật liệu, sản xuất vật liệu, thiết kế, duy tu bảo dưỡng giếng được quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng.

1.2. Giếng giảm áp trong tiêu chuẩn này là giếng được lắp đặt ở chân đê phía đồng, sau đập để làm giảm áp lực nước lỗ rỗng ở nền bằng cách cho thoát nước theo hình thức tự chảy về mùa lũ, kiểm soát quá trình thấm và ngăn ngừa xói ngầm và cát chảy làm mất ổn định nền.

1.3. Phân loại Giếng giảm áp:

1. Theo điều kiện thi công, chia làm hai loại: Giếng đào và Giếng khoan.

2. Theo điều kiện làm việc, chia làm hai loại: Giếng hoàn chỉnh - là giếng qua toàn bộ tầng chứa nước và đặt ống lọc trên toàn bộ chiều dày tầng chứa nước; Giếng không hoàn chỉnh là giếng chỉ khoan và đặt ống lọc một phần trong tầng chứa nước.

Tiêu chuẩn này chỉ quy định cho giếng giảm áp loại giếng khoan (được gọi tắt là giếng giảm áp).

1.4. Cấu tạo của giếng giảm áp bao gồm: ống lọc, ống chống, ống lắng, cát lọc sơ cấp, cát lọc thứ cấp, ống bảo vệ miệng giếng (xem hình 1.1).

ống lọc là ống được làm bằng thép hoặc nhựa PVC có lỗ để ngăn cát vào giếng nhưng cho nước thấm qua; ống chống là phần ống liền (không đục lỗ) làm bằng thép hoặc nhựa PVC, được lắp cố định trong giếng, nối trên ống lọc để ngăn không cho cát chảy vào giếng, ổn định thành và miệng giếng; ống lắng là đoạn ống liền không đục lỗ nối dưới ống lọc có tác dụng chặn cát, tạo khoảng không ở đáy giếng để chứa các hạt cát lắng xuống do chúng xâm nhập được vào giếng trong quá trình giếng làm việc. Khác với ống chống, ống chống tạm là ống kim loại dùng để ổn định thành giếng trong quá trình khoan và sẽ được rút lên khỏi giếng trong quá trình kết cấu giếng; Cát lọc là cát đã được sàng để chọn cấp phối hạt hợp lý theo yêu cầu của thiết kế, dùng để chèn lấp vào khoảng không gian vành khăn xung quanh ống lọc và ống chống có tác dụng lọc ngược, cho nước thấm vào giếng dễ dàng nhưng ngăn không cho cát tự nhiên của môi trường xâm nhập vào giếng. Cát lọc sơ cấp chèn lấp từ đáy giếng khoan, xung quanh ống lắng, ống lọc và 1 m trên đoạn ống lọc; Cát lọc thứ cấp chèn trên cát lọc sơ cấp.

 

 

Hình 1.1. Cấu tạo giếng giảm áp.

 

2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG GIẾNG GIẢM ÁP

 

Quy trình kỹ thuật thi công giếng giảm áp bao gồm các công đoạn: 1- Khoan tạo lỗ kết hợp xác định địa tầng; 2- Kết cấu giếng; 3- Thổi rửa làm thông thoáng giếng; 4- Bơm kiểm tra; 5- Hoàn thiện giếng.

2.1. Khoan tạo lỗ kết hợp xác định địa tầng.

2.1.1. Công tác khoan tạo lỗ phải tiến hành bằng phương pháp khoan xoay, thổi rửa bằng nước lã hoặc dung dịch chuyên dụng tự phân huỷ. Theo đường kính giếng thiết kế, nên khoan giếng thành hai cấp: khoan lấy mẫu xác định địa tầng và độ sâu tầng cách nước (cấp đường kính

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 101:2001 về giếng giảm áp – quy trình kỹ thuật thi công và phương pháp kiểm tra, nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 14TCN101:2001
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 16/11/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản