Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1987-1994

ĐỘNG CƠ ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA ROTO NGẮN MẠCH CÓ CÔNG SUẤT TỪ 0,55 ĐẾN 90KW

Three phse asynchronous squirrel cage electrical motors from 0,55 to 90 kW

Tiêu chuẩn này áp dụng cho động cơ điện không đồng bộ ba pha roto ngắn mạch, loại vỏ kín (IP44, TCVN 4254-86) có công suất từ 0,55 đến 90 kW (sau đây gọi là động cơ điện ký hiệu là 3K), dùng làm việc ở chế độ liên tục S1 theo TCVN 3189-79 và được đấu vào lưới điện có tần số 50 Hz hoặc 60 Hz.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại động cơ có công dụng đặc biệt như động cơ điện có momen quay khởi động tăng cao, có nhiều tấn số quay, chịu hóa chất và nước biển.

1. Thông số và kích thước cơ bản

1.1. Động cơ điện phải làm việc bình thường trong các điều kiện sau:

a. Nhiệt độ môi trường xung quanh không lớn hơn +40oC.

b. Độ ẩm tương đối của không khí đến 98% ở nhiệt độ +25oC.

c. Chiều cao so với mực nước biển không lớn hơn 1000 m.

1.2. Công suất của động cơ điện phù hợp với một trong các trị số của dãy sau:

0,55; 0,75; 1,1; 1,5; 2,2; 3,0; 4,0; 5,5; 11; 15; 18,5; 22; 30; 37; 55; 75; 90 kW.

1.3. Động cơ điện được chế tạo để làm việc với điện áp danh định 220 V và 380 V.

1.4. Động cơ điện được chế tạo với tần số quay đồng bộ 3000; 1500; 750; 600 vg/min.

Động cơ điện vận hành ở lưới điện tần số 60Hz có tần số quay đồng bộ cao hơn 20% so với động cơ vận hành ở lưới điện tần số 50Hz với cùng một chiều dài và kích thước quy định.

1.5. Các thông số cơ bản và kích thước chiều cao tâm trục quay của động cơ trong điều kiện môi trường nêu ở điều 1.1 cần phù hợp với quy định ở bảng 1.

1.6. Ký hiệu quy ước của động cơ điện không đồng bộ ba pha roto ngắn mạch bao gồm ký hiệu về tên gọi của động cơ điện, ký hiệu chiều cao tâm trục quay, ký hiệu kích thước lắp đặt dọc trục, ký hiệu số cực.

Ví dụ: 3K 250 M4 là ký hiệu quy ước của động cơ điện không đồng bộ ba pha roto ngắn mạch vỏ kín, chiều cao tâm trục quay 250mm, kích thước lắp đặt dọc trục M, có 4 cực.

Chú thích:         S: kích thước lắp đặt dọc trục loại nhỏ;

                        M: kích thước lắp đặt dọc trục loại trung bình;

                        L: kích thước lắp đặt dọc trục loại lớn;

                        A,B: kích thước lắp đặt dọc trục cho các loại động cơ có chiều cao tâm trục dưới 90mm. (A và B chỉ khác nhau về chiều dài lõi tôn động cơ có cùng chiều cao tâm trục).

1.7. Kích thước lắp đặt của động cơ điện phải phù hợp với các giá trị cho trong phụ lục 1.

2. Yêu cầu an toàn

2.1. Yêu cầu về độ bền điện.

2.1.1. Điện trở cách điện của cuộn dây đối với bệ máy và giữa các cuộn dậy với nhau khi đo ở trạng thái nguội không được nhỏ hơn 5MW.

2.1.2. Cách điện giữa cuộn dây với bệ máy và giữa cuộn dây với nhau phải chịu được điện áp thử như sau (V):

500 + 2U đối với động cơ điện có công suất nhỏ hơn 1kW (nhưng không nhỏ hơn 1000V).

1000 + 2U đối với động cơ điện có công suất lớn hơn 1kW (nhưng không nhỏ hơn 1.500V).

- U là điện áp dạnh định của động cơ điện.

- Thời gian đặt điện áp thử bằng một phút.

Bảng 1

Kích thước và chiều cao tâm trục quay

Công suất danh định kW

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1987:1994 về Động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto ngắn mạch có công suất từ 0,55 đến 90 kW

  • Số hiệu: TCVN1987:1994
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1994
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản