Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5136 : 1990

ST SEV 541 : 1977

TIẾNG ỒN – CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO – YÊU CẦU CHUNG

Noise – Methods of measurement – General requirements

Lời nói đầu

TCVN 5136 : 1990 phù hợp với ST SEV 541: 1977.

TCVN 5136 : 1990 do Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật – Bảo hộ lao động - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

TIẾNG ỒN – CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO – YÊU CẦU CHUNG

Noise – Methods of measurement – General requirements

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các phương pháp đo đặc tính ồn của máy đo và đo tiếng ồn ở những chỗ có người.Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu chung khi xây dựng và áp dụng các phương pháp đo tiếng ồn. Đồng thời tiêu chuẩn cũng quy định danh mục các thông số cần xác định để đánh giá, thông báo tình trạng tiếng ồn.

1. Những khái niệm và quy định chung

1.1. Một số đại lượng âm học cần xác định

1.1.1. Mức âm LA ,dBA, được tính theo công thức

                                                   (1)

Trong đó Li - mức áp suất âm trong dải tần số thứ i,dB;

KAi - độ hiệu chỉnh theo đặc tính A của máy đo mức âm ứng với dải tần số thứ i đó, dB; (xem Phụ lục 2);

n - số lượng các dải tần số

1.1.2. Mức công suất âm hiệu chỉnh LPA , dBA , được tính theo công thức

                                             (2)

Trong đó LPi - mức công suất âm trong dải tần số thứ i, dB;

KAi - độ hiệu chỉnh theo đặc tính A của máy đo mức âm (xem Phụ lục 1),dB;

n - số lượng các dải tần số

1.1.3. Mức âm tương đương LAtđ , dBA, được tính theo công thức

                                          (3)

Trong đó fi - tần suất số lần đọc các mức âm thuộc khoảng thứ i trong khi đo (fi được biểu thị bằng phần trăm (%),hoặc bằng thời gian (s), hoặc số đếm);

LiA - mức âm trung bình của khoảng mức âm thứ i, dBA ;

m - số lượng khoảng mức âm.

Để giảm tính toán,có thể tính mức âm tương đương theo các công thức thích hợp khác,hoặc sử dụng máy đo mức âm tương đương.

1.2. Phân loại đo tiếng ồn :

a) Đo các đặc tính của máy – dùng để đánh giá năng lượng âm đo máy phát ra.

b) Đo tiếng ồn ở những chỗ có người – dùng để đánh giá tính chất âm học của môi trường xung quanh và ảnh hưởng của tiếng ồn có thể gây ra đối với con người có mặt tại chỗ đó. Ví dụ: chỗ làm việc trong nhà, ngoài trời, ở trong phương tiện giao thông.v.v…

1.3. Thiết bị đo tiếng ồn

1.3.1. Cần sử dụng các máy đo mức âm và bộ lọc tần số phù hợp với các tài liệu pháp quy kỹ thuật hiện hành trong khi chưa có quy định khác về thiết bị đo tiếng ồn.

1.3.2. Cho phép sử dụng thiết bị đo hoặc hệ thống thiết bị đo âm h

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5136:1990 (ST SEV 541 : 1977) về Tiếng ồn - Các phương pháp đo - Yêu cầu chung

  • Số hiệu: TCVN5136:1990
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1990
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản