Hệ thống pháp luật

TCVN 10615-2:2014

ISO 3382-2:2008

ÂM HỌC - ĐO CÁC THÔNG SỐ ÂM THANH PHÒNG - PHẦN 2: THỜI GIAN ÂM VANG TRONG PHÒNG BÌNH THƯỜNG

Acoustics - Measurement of room acoustic parameters - Part 2: Reverberation time in ordinary rooms

 

Lời nói đầu

TCVN 10615-2:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 3382-2:2009 và đính chính kỹ thuật 1:2009

TCVN 10615-1:2014 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 43 Âm học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 10615 (ISO 3382), Âm học - Đo các thông số âm thanh phòng gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 10615-1:2014 (ISO 3382-1:2009), Phần 1: Không gian trình diễn;

- TCVN 10615-2:2014 (ISO 3382-2:2008), Phần 2: Thời gian âm vang trong phòng bình thường;

- TCVN 10615-3:2014 (ISO 3382-3:2012), Phần 3: Văn phòng có không gian mở.

 

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này quy định ba mức về độ chính xác của phép đo: khảo sát, kỹ thuật, và độ chụm. Sự khác nhau cơ bản liên quan đến số lượng các vị trí đo và vì thế cũng liên quan đến thời gian cần để thực hiện các phép đo. Phụ lục A bao gồm một số thông tin bổ sung về độ không đảm bảo đo của thời gian âm vang. Việc giới thiệu tùy chọn phép đo khảo sát là nhằm thúc đẩy phép đo thời gian âm vang trong phòng được tiến hành thường xuyên hơn, nếu thuận tiện. Điều này cho thấy phép đo dù đơn giản vẫn tốt hơn là không đo.

Có một số lý do cần đo thời gian âm vang. Thứ nhất, mức áp suất âm thanh từ các nguồn ồn, độ rõ của tiếng nói, và sự cảm nhận riêng tư trong một phòng là phụ thuộc rất nhiều vào thời gian âm vang. Các phòng có thể bao gồm các phòng trong gia đình, cầu thang, các phòng hội thảo, các nhà máy công nghiệp, các phòng học, công sở, nhà hàng, các trung tâm triển lãm, các phòng thể thao, và các nhà ga tầu hỏa và sân bay. Thứ hai, thời gian âm vang được đo để xác định số hạng hiệu chính đối với sự hấp thụ của phòng vốn có trong nhiều phép đo âm, ví dụ các phép đo cách âm theo ISO 140 (tất cả các phần) và các phép đo công suất âm theo ISO 3740.

Ở một số quốc gia, các quy chuẩn xây dựng quy định các thời gian âm vang yêu cầu trong các lớp học và các loại phòng khác. Tuy nhiên, trong đại đa số các phòng, điều này được dành cho đội ngũ thiết kế quy định và thiết kế thời gian âm vang phù hợp với mục đích sử dụng phòng đó. Tiêu chuẩn này cũng góp phần vào sự hiểu biết và chấp nhận chung về thời gian âm vang đối với chất lượng và tính khả dụng của một phòng.

Trong tiêu chuẩn này có hai dải khác nhau được đánh giá đó là 20 dB và 30 dB. Tuy nhiên, dải 20 dB được ưa dùng vì một số các lý do sau:

a) Sự đánh giá mang tính chủ quan về thời gian âm vang có liên quan đến phần sớm của sự suy giảm;

b) Để ước lượng mức âm thanh ở trạng thái ổn định trong phòng từ thời gian âm vang của nó, điều này phù hợp với việc sử dụng phần sớm của sự suy giảm;

c) Tỷ số giữa tín hiệu và tiếng ồn luôn luôn là vấn đề trong các phép đo trường, và luôn gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện được với dải đánh giá lớn hơn 20 dB. Điều này đòi hỏi mức tỉ số giữa tín hiệu và tiếng ồn ít nhất bằng 35 dB.

Phương pháp đo truyền thống được dựa trên kỹ thuật kiểm tra trực quan từng đường suy giảm. Cùng với thiết bị đo hiện đại, các đường suy giảm thông thường không hiển thị và điều này có thể dẫn đến rủi ro là các đường bất thường lại được sử dụng để xác định thời gian âm vang. Vì lý do này, Phụ lục B đưa ra hai số đo mới cho phép xác định định tính mức độ phi-tuyến tính và độ cong của đường suy giảm. Có thể sử dụng các số đo này để đưa ra các cảnh báo khi đường suy giảm là phi tuyến tính, và vì thế các kế

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10615-2:2014 (ISO 3382-2:2008) về Âm học - Đo các thông số âm thanh phòng - Phần 2: Thời gian âm vang trong phòng bình thường

  • Số hiệu: TCVN10615-2:2014
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2014
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản