Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5500 : 1991

(ISO 8201 : 1987)

ÂM HỌC - TÍN HIỆU ÂM THANH SƠ TÁN KHẨN CẤP

Acoustics - Audible emergency evacuation signal

Lời nói đầu

TCVN 5500 : 1991 phù hợp với ISO 8201 : 1987

TCVN 5500 : 1991 do Trung tâm tiêu chuẩn quốc gia biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành theo Quyết định số 488/QĐ ngày 8 tháng 8 năm 1991.

 

ÂM HỌC - TÍN HIỆU ÂM THANH SƠ TÁN KHẨN CẤP

Acoustics - Audible emergency evacuation signal

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tín hiệu âm thanh sơ tán khẩn cấp. Tín hiệu này được sử dụng và giới hạn cho những trường hợp cần sơ tán ngay khỏi ngôi nhà do tình huống khẩn cấp. Khi vang lên, tín hiệu này phải chỉ được mối nguy hiểm sắp xảy ra và biểu thị rõ ràng rằng việc sơ tán khỏi ngôi nhà là cần thiết ngay. Tín hiệu này cũng có thể được áp dụng cho khu vực bên ngoài khi cơ quan có thẩm quyền quy định.

Tiêu chuẩn này quy định hai thông số của tín hiệu âm thanh sơ tán khẩn cấp, đó là biểu đồ thời gian và mức áp suất âm yêu cầu ở tất cả các địa điểm trong vùng dự kiến nhận tín hiệu. Để nhận biết tín hiệu âm thanh sơ tán khẩn cấp, không cần thiết phải quy định phổ của tín hiệu. Phổ của tín hiệu nên chọn để thỏa mãn các yêu cầu đặc trưng của vị trí cụ thể và/hoặc theo các quy định của Nhà nước.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tín hiệu âm thanh và không áp dụng cho các thành phần hệ thống phát tín hiệu riêng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho tín hiệu cảnh báo, cho các trường hợp về kiểm soát tai nạn công cộng đã có quy định của Nhà nước, cho hệ thống báo động trên tàu thuyền hay các tín hiệu của tất cả các phương tiện chuyển động bên ngoài như xe cảnh sát, xe cứu hỏa và xe cấp cứu.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 8201 - 1987.

1. Yêu cầu đối với tín hiệu âm thanh sơ tán khẩn cấp

1.1. Qui định chung

Tín hiệu âm thanh sơ tán khẩn cấp chỉ được sử dụng cho việc sơ tán. Việc sử dụng tín hiệu này được giới hạn cho những tình huống khẩn cấp nơi có người trong vùng nhận tín hiệu phải sơ tán khỏi nhà ngay lập tức.

Những nơi mà kế hoạch sơ tán đòi hỏi sơ tán liên tục cho các vùng hoặc tầng nhà nhà bị ảnh hưởng cần được sơ tán ngay, thì tín hiệu âm thanh sơ tán khẩn cấp chỉ được sử dụng cho các vùng hoặc tầng đó. Nếu có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ không sử dụng tín hiệu này, khi đó hoạt động dự kiến trong lúc khẩn cấp không phải là sơ tán mà là việc dời chỗ của mọi người từ vùng bị ảnh hưởng đến vùng an toàn bên trong ngôi nhà hoặc để bảo vệ họ ở vị trí nơi họ tự tìm thấy (ví dụ Nhà cao tầng, phương tiện bảo vệ sức khỏe, cơ quan hình sự).

1.2. Biểu đồ thời gian

Tín hiệu âm thanh sơ tán khẩn cấp bao gồm biểu đồ thời gian "ba xung" dùng cho bất cứ thiết bị phát âm thích hợp nào tốt nhất là dùng phương tiện điều khiển trung tâm.

Biểu đồ này phải bao gồm pha "mở" (a) kéo dài 0,5 s ± 10 %, tiếp sau là pha "tắt (b) kéo dài 0,5 s ± 10 %, vang lên 3 chu kỳ "mở" liên tục, sau đó tiếp theo pha "tắt" (c) kéo dài 0,5 s ± 10 %, (xem hình 1). Tín hiệu này phải được lặp lại trong thời gian thích hợp với mục đích sơ tán khỏi ngôi nhà nhưng không ít hơn 180s. Một vài ví dụ về biểu đồ thời gian được sử dụng như thế nào cho các tín hiệu âm thanh thường dùng được nêu trong phụ lục.

Chuông hoặc kẻng gõ từng tiếng vang lên trong khoảng thời gian "mở" kéo dài 1 s ± 10 %, với khoảng thời gian "tắt" 2 s ± 10 %, sau mỗi tiếng gõ "mở" thứ ba được chấp nhận (xem hình 5),

Chú thích: Những ví dụ về thay đổi tần số (xem hình 3a, 3b, 4a và 4b) có thể được ưu tiên hơn ở những trường hợp khi còi điện tử được sử dụng để thiết kế các hệ thống tương lai trừ khi các nguyên nhân kỹ thuật hoặc tâm lý âm học riêng biệt đòi hỏi các giải pháp khác, như điều biên hoặc điều tần của xung "mở".<

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5500:1991 (ISO 8201 : 1987)

  • Số hiệu: TCVN5500:1991
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1991
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản