Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9799:2013

ISO 9612:2009

ÂM HỌC - XÁC ĐỊNH MỨC TIẾP XÚC TIẾNG ỒN NGHỀ NGHIỆP - PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT

Acoustics - Determination of occupational noise exposure - Engineering method

Lời nói đầu

TCVN 9799:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 9612:2009

TCVN 9799:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 43 Âm học biên soạn trên cơ sở dự thảo đề nghị của Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này cung cấp bước tiếp cận với việc xác định mức tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp từ các phép đo mức tiếng ồn. Quy trình này bao gồm các bước chính sau: phân tích công việc, chọn phương thức đo, phép đo, xử lý sai số và đánh giá độ không đảm bảo, tính toán và trình bày kết quả đo. Tiêu chuẩn này quy định ba phương thức đo chính: phép đo theo nguyên công, phép đo theo nghề và phép đo theo ngày. Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn cho việc chọn lựa phương thức đo phù hợp cho các công việc mang tính đặc thù và công tác điều tra. Tiêu chuẩn này cũng cung cấp thông tin để tính kết quả đo và độ không đảm bảo đo.

Tiêu chuẩn này thừa nhận việc sử dụng máy đo mức âm loại cầm tay cũng như máy đo cá nhân đo mức tiếp xúc âm. Các phương pháp được quy định này sẽ tối ưu hóa các nỗ lực cần thiết để thu được độ chính xác đã định.

 

ÂM HỌC - XÁC ĐỊNH MỨC TIẾP XÚC TIẾNG ỒN NGHỀ NGHIỆP - PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT

Acoustics - Determination of occupational noise exposure - Engineering method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp kỹ thuật đo đối với sự tiếp xúc với tiếng ồn của người lao động trong môi trường làm việc và tính mức tiếp xúc tiếng ồn. Tiêu chuẩn này đề cập đến các mức âm trọng số A nhưng cũng có thể áp dụng được cho các mức âm trọng số C. Tiêu chuẩn này quy định ba phương thức đo khác nhau. Phương pháp này hữu ích trong trường hợp yêu cầu cần xác định mức tiếp xúc tiếng ồn đến cấp độ kỹ thuật, ví dụ các nghiên cứu chi tiết sự tiếp xúc với tiếng ồn, hoặc các nghiên cứu dịch tễ học về sự tổn thương thính lực hoặc các ảnh hưởng có hại khác.

Quá trình tiến hành đo đòi hỏi sự quan sát và phân tích các điều kiện tiếp xúc tiếng ồn do đó chất lượng của phép đo có thể kiểm soát được. Tiêu chuẩn này cung cấp phương pháp ước tính độ không đảm bảo của các kết quả đo.

Tiêu chuẩn này không nhằm để đánh giá lấp âm của lời nói hoặc để đánh giá siêu âm, hạ âm và các hiệu ứng phi âm thanh của tiếng ồn. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các phép đo mức tiếp xúc tiếng ồn của tai khi đeo thiết bị bảo vệ thính giác.

Kết quả của các phép đo thực hiện theo tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin hữu ích khi xác định các biện pháp ưu tiên kiểm soát tiếng ồn.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3), Độ không đảm bảo đo - Phần 3: Hướng dẫn trình bày độ không đm bảo đo (GUM:1995).

ISO 1999, Acoustics - Determination of occupational noise exposure and estimation of noise-induced hearing impairment (Âm học - Xác định mức tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp và xác định sự suy giảm thính lực do tiếng ồn).

IEC 60942: 2003, Electroacoustics - Sound calibrators (Điện thanh - Bộ hiệu chuẩn âm thanh).

IEC 61252, Electroacoustics - Specifications for personal sound exposure meters (Điện thanh - Yêu cầu kỹ thuật đối với máy đo cá nhân đo mức tiếp xúc âm).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9799:2013 (ISO 9612:2009) về Âm học - Xác định mức tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp - Phương pháp kỹ thuật

  • Số hiệu: TCVN9799:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản