Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8150 : 2009

ISO 16305 : 2005

BƠ - XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG

Butter - Determination of firmness

Lời nói đầu

TCVN 8150 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 16305 : 2005;

TCVN 8150 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BƠ – XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG

Butter - Determination of firmness

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ cứng của bơ.

Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho bơ được chế biến bằng cách kết hợp các thành phần sữa, sục khí bơ và áp dụng cho bơ có bổ sung chất béo thực vật, gia vị hoặc các thực phẩm khác. Tuy nhiên, bất kì sự thay đổi nào trong quá trình chế biến bơ cũng sẽ ảnh hưởng đến đặc tính của độ cứng. Do đó, các sản phẩm như vậy không nằm trong phạm vi của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Độ cứng của bơ xác định được bằng phương pháp này có tương quan với độ phết của bơ xác định bằng tấm thử (xem [4]).

2 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

Độ cứng của bơ (firmness of butter)

Lực cần để cắt một lát bơ mẫu bằng một dây cắt theo quy trình quy định trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH Độ cứng của bơ được biểu thị bằng đơn vị Niutơn (N).

3 Nguyên tắc

Mẫu bơ được cắt dọc bằng dây, cắt theo quy định theo hướng từ trên xuống với tốc độ không đổi, ở nhiệt độ hoàn toàn xác định. Lực cắt được đo bằng Niutơn, sử dụng dụng cụ đo lực.

4 Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ trong phòng thử nghiệm và cụ thể như sau:

4.1 Tủ ấm, có thể duy trì ở 100C ± 10C

4.2 Nồi cách thủy, có thể duy trì ở 100C ± 0,10C

4.3 Khuôn cắt mẫu, kích thước như trong Hình A.1, kích thước đo chính xác 25 mm ± 0,2 mm, được lắp khít với tay cầm (xem Hình A.2) hoặc tay cầm hình chữ U (xem hình A.3) (có thể thay thế được).

4.4 Đầu đo, bằng kim loại có dây cắt được căng để đo (xem Hình A.4).

Dây cắt phải được làm bằng thép không gỉ và mặt cắt ngang hình tròn đường kính 0,3 mm ± 0,01 mm.

4.5 Dụng cụ đo (ví dụ dụng cụ phân tích cấu trúc), có thể làm di chuyển đầu đo từ trên xuống với tốc độ không đổi 1,0 mm/s và song song với một cạnh của mẫu thử khối lập phương.

Dụng cụ này phải có khả năng đo lực với dải đo thích hợp. Dụng cụ đo phải được kết nối với máy tính để đo liên tục với sai số nhỏ hơn 0,05 N ở mức 2 N và có ít nhất 20 điểm dữ liệu mỗi giây, được đặt trong phòng mát hoặc thiết bị được làm mát (4.7).

Lưu ý rằng nhiệt sinh ra bởi dụng cụ đo có thể ảnh hưởng đến phép đo độ cứng, nếu không có thước đo thích hợp.

4.6 Dụng cụ chuẩn bị mẫu (ví dụ: dao xén), có các mép dài khoảng 70 mm, gồm một dây được căng làm bằng thép không gỉ, có đường kính lớn nhất 0,5 mm và dài khoảng 100 mm, hoặc dao cắt có lưỡi không dày quá 0,5 mm.

4.7 Dụng cụ làm lạnh, ví dụ được nêu trong Hình A.5.

5 Lấy mẫu

Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc thay đổi thành phần trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.

Việc lấy mẫu không được quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 6400 (ISO 707).

Mẫu thử được lấy trực tiếp sau khi sản xuất thường có nhiệt độ trên 100C và phải

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8150:2009 (ISO 16305 : 2005) về Bơ - Xác định độ cứng

  • Số hiệu: TCVN8150:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản