Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TCVN 8056 : 2008
SỬ DỤNG MẪU CHUẨN ĐƯỢC CHỨNG NHẬN
Use of certified reference materials
Lời nói đầu
TCVN 8056 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO Guide 33 : 2000;
TCVN 8056 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Thế giới công nghệ tiên tiến ngày nay đòi hỏi một lượng lớn các mẫu chuẩn được chứng nhận (sau đây viết tắt là CRM) trong nhiều lĩnh vực rộng lớn và nhu cầu này sẽ ngày một tăng cao. Việc chuẩn bị CRM là một công việc tiêu tốn nhiều thời gian, nỗ lực và tốn kém về tiền bạc nhưng kết quả thì vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu về tất cả các loại và số lượng CRM. Vì lý do này CRM cần được sử dụng đúng, nghĩa là hiệu quả, hiệu lực và kinh tế.
Mẫu chuẩn được chứng nhận cần được sử dụng thường xuyên để đảm bảo các phép đo tin cậy. Tuy nhiên, trong việc này, mức độ cung cấp CRM đó, chi phí tương đối của nó, tính sẵn có (khả năng tiếp cận) và kỹ thuật đo lường, phá hủy hay không phá hủy, đều cần được xem xét. Một thực tế nữa cũng rất quan trọng với người sử dụng là việc lạm dụng CRM có thể sẽ không đem lại thông tin mong muốn.
Lạm dụng CRM khác với việc sử dụng sai. Người sử dụng CRM cần phải quen với tất cả các thông tin thích hợp về việc sử dụng CRM đó theo quy định trong giấy chứng nhận. Người sử dụng cần tuân thủ các yếu tố như khoảng thời gian hiệu lực của CRM, điều kiện quy định về bảo quản CRM, hướng dẫn sử dụng CRM, cũng như các quy định về hiệu lực của các tính chất được chứng nhận của CRM. Không nên sử dụng CRM cho mục đích khác với mục đích dự kiến. Tuy nhiên, đôi khi nếu người sử dụng buộc phải dùng CRM theo cách thức không đúng do việc không có sẵn CRM phù hợp thì người sử dụng cần nhận thức đầy đủ về những nguy hiểm tiềm ẩn và từ đó đánh giá kết quả phép đo cho phù hợp.
Có nhiều quá trình đo trong đó CRM thường được sử dụng nhưng có thể được thay bằng một số lớn chuẩn công tác, như các vật liệu đồng nhất, vật liệu đã được phân tích trước đó, hợp chất tinh khiết, dung dịch các thành phần nguyên chất, ... Ví dụ trong trường hợp chỉ cần ước lượng “thô” độ đúng hoặc độ chụm của phương pháp, các mẫu kiểm tra “mù” chưa biết thường được dùng trong chương trình kiểm tra chất lượng và trường hợp khi chỉ đánh giá biến thiên độ đúng hoặc độ chụm của phương pháp với một số thông số như thời gian, người phân tích, phương tiện, v.v... Ví dụ đầu tiên minh họa việc sử dụng CRM trong đó giá trị chứng nhận được xác định rõ và độ không đảm bảo của CRM được sử dụng. Các ví dụ khác minh họa trường hợp một tập hợp các đánh giá độ đúng và độ chụm “trước đây” được so sánh với nhau. So sánh này không cần phải dựa trên giá trị chứng nhận được xác định và độ không đảm bảo của CRM. Thuận lợi của việc sử dụng các CRM là người sử dụng có phương tiện để đánh giá độ đúng và độ chụm của phương pháp đo và thiết lập được tính liên kết chuẩn đo lường cho kết quả đo.
Cho dù có sử dụng CRM trong các qui trình này hay không thì trên thực tế “lạm dụng” phụ thuộc phần lớn vào tính sẵn có và chi phí tương đối của CRM. Trường hợp CRM không có nhiều nguồn cung cấp hoặc rất đắt, việc sử dụng chúng chắc chắn là bị lạm dụng. Tuy nhiên, đối với CRM có nhiều hoặc sẵn có các CRM tương tự từ một hoặc nhiều nguồn thì nên sử dụng các CRM đó thay cho các chuẩn nội bộ vì tăng cường độ tin cậy cho kết quả đo.
Điều quan trọng là người sử dụng nhận thức được rằng việc chuẩn bị các chuẩn nội bộ để sử dụng thay cho các CRM có chi phí đi kèm dựa trên các yếu tố như chi phí vật liệu, phí sử dụng phương tiện, nhân công lao động, v.v..., trong đó, chi phí vật liệu nhìn chung là thấp nhất. Đối với một số CRM như vật liệu hỗn hợp được chứng nhận về thành phần hóa học, chi phí chuẩn bị các chuẩn nội bộ cho phù hợp với thành phần của mẫu thực có thể cao hơn so với chi phí cho CRM sẵn có. Trong trường hợp này, khuyến nghị sử dụng các CRM.
Người sử dụng cần có ý thức về khả năng lạm dụng CRM như là các mẫu kiểm tra “mù” chưa biết trong chương trình kiểm soát chất lượng. Nếu chỉ có một
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 3759/QĐ-BKHCN năm 2017 về hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7771:2007 (ISO 2173:2003) về sản phẩm rau, quả - Xác định chất rắn hoà tan - Phương pháp khúc xạ
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6165:1996 (VIM : 1993) về Đo lường học - Thuật ngữ chung và cơ bản
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-3:2001 (ISO 5725-3 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 3: Các thước đo trung gian độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-4:2001 (ISO 5725-4 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 4: Các phương pháp cơ bản xác định độ đúng của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-5:2002 (ISO 5725-5 : 1998) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 5: các phương pháp khác xác định độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-6:2002 (ISO 5725-6 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 6: Sử dụng các giá trị độ chính xác trong thực tế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9598:2013 về Hiệu chuẩn tuyến tính sử dụng mẫu chuẩn
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7962:2008 (ISO GUIDE 31 : 2000) về Mẫu chuẩn - Nội dung của giấy chứng nhận và nhãn
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8891:2017 (ISO GUIDE 33:2015) về Mẫu chuẩn - Thực hành tốt trong sử dụng mẫu chuẩn
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8056:2008 (ISO GUIDE 33 : 2000) về Sử dụng mẫu chuẩn được chứng nhận
- Số hiệu: TCVN8056:2008
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2008
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra