Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7771:2007

SẢN PHẨM RAU, QUẢ - XÁC ĐỊNH CHẤT RẮN HÒA TAN -

PHƯƠNG PHÁP KHÚC XẠ

Fruit and vegetable products - Determination of soluble solids -

Refractometric method

Lời nói đầu

TCVN 7771:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 2173:2003;

TCVN 7771:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SẢN PHẨM RAU, QUẢ - XÁC ĐỊNH CHẤT RẮN HÒA TAN -

PHƯƠNG PHÁP KHÚC XẠ

Fruit and vegetable products - Determination of soluble solids -

Refractometric method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chất rắn hòa tan trong sản phẩm rau, quả bằng khúc xạ.

Phương pháp này có thể áp dụng riêng cho các sản phẩm dạng sệt, huyền phù và sản phẩm giàu đường. Nếu sản phẩm chứa các chất không hòa tan khác, kết quả có thể chỉ là tương đối; tuy nhiên, để thuận tiện thì có thể quy ước kết quả thu được bằng phương pháp này là hàm lượng chất rắn hòa tan.

CHÚ THÍCH: Để xác định chất rắn hòa tan trong nước quả (không có huyền phù) và trong nước quả cô đặc (đã làm trong) có thể áp dụng phương pháp tỷ trọng quy định trong ISO 2172.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1. Chất rắn hòa tan xác định được bằng phương pháp khúc xạ (soluble solids determined by the refractometric method)

Hàm lượng sacaroza trong một dung dịch lỏng có cùng chỉ số khúc xạ giống với sản phẩm cần phân tích, trong điều kiện quy định về cách chuẩn bị và nhiệt độ.

CHÚ THÍCH: Nồng độ này được biểu thị theo phần trăm khối lượng.

3. Nguyên tắc

Chỉ số khúc xạ của dung dịch thử được xác định ở 200C ± 0,50C sử dụng máy đo khúc xạ. Chỉ số khúc xạ tương quan với lượng chất rắn hòa tan (biểu thị theo nồng độ sacaroza) sử dụng các bảng tỷ lệ khối lượng chất rắn hòa tan hoặc đọc trực tiếp trên máy đo khúc xạ.

4. Thuốc thử

Các thuốc thử được sử dụng phải là loại tinh khiết phân tích.

4.1. Nước

Nước sử dụng phải được cất hai lần trong thiết bị thủy tinh bosilicat hoặc tối thiểu là nước có độ tinh khiết tương đương.

5. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

5.1. Máy đo khúc xạ

Sử dụng một trong các loại sau đây:

5.1.1. Máy đo khúc xạ biểu thị chỉ số khúc xạ, được chia độ đến 0,001, cho phép đọc đến 0,0002.

Máy đo khúc xạ phải điều chỉnh sao cho đo được chỉ số khúc xạ của nước cất 1,3330 ở 20 0C ± 0,5 0C.

5.1.2. Máy đo khúc xạ biểu thị tỷ lệ khối lượng sacaroza, được chia độ đến 0,10%.

Máy đo khúc xạ này phải điều chỉnh sao cho đo được phần khối lượng của chất rắn hòa tan (sacaroza) của nước cất là 0 ở 20 0C ± 0,5 0C.

5.2. Tuần hoàn nước, để duy trì nhiệt độ lăng kính của máy đo khúc xạ (5.1.1 hoặc 5.1.2) không đổi trong nhiệt độ quy định 20 0C ± 0,5 0C (xem 8.1).

5.3. Cốc có mỏ, dung tích 250 ml.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7771:2007 (ISO 2173:2003) về sản phẩm rau, quả - Xác định chất rắn hoà tan - Phương pháp khúc xạ

  • Số hiệu: TCVN7771:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản