Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8048-3 : 2009

GỖ - PHƯƠNG PHÁP THỬ CƠ LÝ - PHẦN 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN UỐN TĨNH

Wood - Physical and mechanical methods of test - Part 3: Deiermination of ultimate strength in static bending

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền uốn tĩnh của gỗ.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8044 : 2009 (ISO 3129 : 1975) Gỗ - Phương pháp lấy mẫu và yêu cầu chung đối với các phép thử cơ lý.

TCVN 8048-1 : 2009 (ISO 3130 : 1975) Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 1: Xác định độ ẩm cho các phép thử cơ lý.

3. Nguyên tắc

Xác định tải trọng lớn nhất cần thiết để phá hủy mẫu thử trong thời gian (1,5 ± 0,5) min tính từ khi bắt đầu chất tải và tính ứng suất tại tải trọng này.

4. Thiết bị, dụng cụ

4.1. Máy thử, có khả năng đo tải chính xác đến 1 %.

4.2. Dụng cụ, để uốn mẫu bằng cách truyền tải trọng lên điểm giữa của mặt bên của mẫu tại điểm giữa tâm của các gối đỡ. Bán kính cong của gối đỡ và gối truyền tải phải là 30 mm.

4.3. Dụng cụ đo, để xác định kích thước mặt cắt ngang của mẫu thử với độ chính xác 0,1 mm.

4.4. Dụng cụ để xác định độ ẩm, theo TCVN 8048-1 (ISO 3130).

5. Chuẩn bị mẫu thử

5.1. Tạo mẫu thử hình lăng trụ đứng với cạnh 20 mm và chiều dài dọc theo thớ từ 300 mm đến 380 mm.

5.2. Việc chuẩn bị mẫu thử, xác định độ ẩm và số lượng các mẫu thử thực hiện theo TCVN 8044 (ISO 3129).

6. Cách tiến hành

6.1. Đo bề ngang mẫu thử theo phương xuyên tâm và chiều cao theo phương tiếp tuyến tại điểm giữa của chiều dài mẫu, chính xác đến 0,1 mm.

6.2. Tiến hành thử tại điểm giữa tính từ tâm các gối đỡ, với khoảng cách giữa hai tâm gối đỡ bằng 12 đến 16 lần chiều cao mẫu thử. Truyền lực lên bề mặt xuyên tâm của mẫu thử (uốn tiếp tuyến) tại giữa tâm gối đỡ.

6.3. Tiến hành chất tải đều lên mẫu thử với tốc độ không đổi. Tốc độ thử (tại tốc độ chất tải không đổi hoặc tốc độ truyền động đầu tải trọng không đổi) phải sao cho mẫu thử bị phá hủy trong thời gian (1,5 ± 0,5) min tính từ khi bắt đầu chất tải. Xác định tải trọng lớn nhất Pmax với độ chính xác không vượt quá quy định trong 4.1.

6.4. Sau khi thử xong, xác định độ ẩm của mẫu thử theo TCVN 8048-1 (ISO 3130).

Lấy phần mẫu thử dài từ (25 ± 5) mm, cắt ở phần gần điểm phá hủy làm mẫu để xác định độ ẩm. Để xác định độ ẩm trung bình, có thể chỉ cần sử dụng một số trong số mẫu thử với số lượng tối thiểu theo TCVN 8044 (ISO 3129).

7. Tính toán và biểu thị kết quả

7.1. Độ bền uốn tĩnh, , ở độ ẩm W tại thời điểm thử, tính bằng MPa, theo công thức:

 =

trong đó,

Pmax là tải trọng phá hủy mẫu thử, tính bằng N;

I là khoảng cách giữa tâm của các gối đỡ, tính bằng mm;

b là bề ngang của mẫu thử, tính bằng mm;

h là chiều cao của mẫu thử, tính bằng mm.

Biểu thị kết quả chính xác đến 1 MPa.

7.2. Khi cần phải hiệ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8048-3:2009 (ISO 3133 : 1975) về Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 3: Xác định độ bền uốn tĩnh

  • Số hiệu: TCVN8048-3:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản