Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUY PHẠM THIẾT BỊ NÂNG TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Rules of cargo handling appliances for means of floating inland water
Lời nói đầu
TCVN 7565:2005 thay thế cho QPVN 26 – 83.
TCVN 7565:2005 do Ban kỹ thuật TCVN/TC8 Đóng tầu và công trình biển biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
QUY PHẠM THIẾT BỊ NÂNG TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Rules of cargo handling appliances for means of floating inland water
CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG
1.1.1. Phạm vi áp dụng
Qui phạm này áp dụng cho các thiết bị nâng hàng và các thiết bị thi công chuyên dùng khác được lắp đặt cố định trên các phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là thiết bị nâng).
1.1.2. Qui phạm này không áp dụng cho các thiết bị nâng hạ xuồng, tời neo, các thiết bị nâng trên tàu biển, công trình biển và trên đất liền.
Trong mọi trường hợp khác, việc áp dụng Qui phạm phải được Đăng kiểm xem xét trong mỗi trường hợp riêng biệt.
1.1.3. Các thiết bị nâng không tuân theo các yêu cầu của Qui phạm này có thể được chấp nhận, với điều kiện chúng có khả năng tương đương với các yêu cầu của Qui phạm này.
1.1.4. Việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Qui phạm này là điều kiện để cấp phát và duy trì hiệu lực các giấy chứng nhận của Đăng kiểm.
TCVN 5801:2005 – Qui phạm Phân cấp và Đóng phương tiện thủy nội địa.
1. Tải trọng làm việc an toàn (SWL)
Khối lượng hàng lớn nhất được phép nâng kể cả các bộ phận dùng để mang hàng như: gầu ngoạm, cáp, xà, khung cẩu, ...v…v..ở mã hàng được hàng.
2. Tải trọng cho phép đối với các chi tiết tháo được, cáp và xích
Lực kéo cho phép được tính toán dựa trên tải trọng thử đối với các chi tiết tháo được và tải trọng làm đứt đối với dây xích và cáp, tải trọng đó tương đương với trị số của lực kéo lớn nhất xác định khi tính toán thiết bị nâng.
3. Thiết bị nâng hàng
Thiết bị dùng để nâng, di chuyển và hạ hàng.
4. Thiết bị thi công chuyên dùng
Các thiết bị nâng không dùng để xếp dỡ hàng hóa (các thiết bị nâng dùng trong các công việc thủy lợi, nạo vét và khai thác, búa đóng cọc…).
5. Kết cấu kim loại
Các kết cấu thuộc thân cần, cột, giá đỡ bệ máy, cầu trục, cổng trục và các kết cấu khác chịu tải trọng tác dụng vào thiết bị nâng.
6. Kết cấu phía trên của cần trục nổi, tàu cần trục và cần trục trên ụ nổi
Thiết bị nâng hàng bố trí trên pông tông hoặc trên tàu chỉ dùng để mang thiết bị nâng hàng và hàng.
7. Các cơ cấu
Cơ cấu nâng hàng, cơ cấu nâng cần, cơ cấu quay và cơ cấu di chuyển của cần trục bao gồm cả các tời của chúng.
8. Chi tiết
Những chi tiết của thiết bị nâng dùng để truyền lực và liên kết động với các chi tiết khác hợp thành toàn bộ cơ cấu.
9. Chi tiết không tháo được
Các tai bắt cáp nâng hàng, cáp giằng và cáp nâng cần; chạc đuôi cần; đai đầu cột và cần; tai bắt cáp vào boong
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4244:2005 về thiết bị nâng - thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8855-1:2011 (ISO 4308-1 : 2003) về Cần trục và thiết bị nâng - Chọn cáp - Phần 1: yêu cầu chung
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8855-2:2011 (ISO 4308-2 : 1988) về Cần trục và thiết bị nâng - Chọn cáp - Phần 2: Cần trục tự hành - Hệ số an toàn
- 4Tiêu chuẩn quóc gia TCVN 6968:2007 về Quy phạm thiết bị nâng trên các công trình biển
- 5Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2010/BGTVT về Quy phạm thiết bị nâng hàng tàu biển
- 6Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2016/BGTVT về Thiết bị nâng trên tàu biển
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4244:2005 về thiết bị nâng - thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5801-1:2005 về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thuỷ nội địa - Phần 1: Quy định chung
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5801-2:2005 về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa - Phần 2: Thân tàu và trang thiết bị
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5801-3:2005 về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa - Phần 3: Hệ thống máy tàu
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5801-4:2005 về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa - Phần 4: Trang bị điện
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8855-1:2011 (ISO 4308-1 : 2003) về Cần trục và thiết bị nâng - Chọn cáp - Phần 1: yêu cầu chung
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8855-2:2011 (ISO 4308-2 : 1988) về Cần trục và thiết bị nâng - Chọn cáp - Phần 2: Cần trục tự hành - Hệ số an toàn
- 10Tiêu chuẩn quóc gia TCVN 6968:2007 về Quy phạm thiết bị nâng trên các công trình biển
- 11Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2010/BGTVT về Quy phạm thiết bị nâng hàng tàu biển
- 12Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2016/BGTVT về Thiết bị nâng trên tàu biển
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7565:2005 về Quy phạm thiết bị nâng trên các phương tiện thuỷ nội địa
- Số hiệu: TCVN7565:2005
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 17/02/2006
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra