Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8855-1 : 2011

ISO 4308-1 : 2003

CẦN TRỤC VÀ THIẾT BỊ NÂNG – CHỌN CÁP – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG

Cranes and lifting appliances – Selection of wire ropes – Part 1: General

Lời nói đầu

TCVN 8855-1:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 4308-1:2003.

TCVN 8855-1:2011 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 8855 (ISO 4308), Cần trục và thiết bị nâng – Chọn cáp gồm các phần sau:

- TCVN 8855-1:2011 (ISO 4308-1:2003), Phần 1: Yêu cầu chung.

- TCVN 8855-2:2011 (ISO 4308-2:1988), Phần 2: Cần trục tự hành – Hệ số an toàn.

 

CẦN TRỤC VÀ THIẾT BỊ NÂNG – CHỌN CÁP – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG

Cranes and lifting appliances – Selection of wire ropes – Part 1: General

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp chọn cáp dùng cho thiết bị nâng được quy định trong TCVN 8242-1 (ISO 4306-1). Một phương pháp dựa trên giá trị của hệ số chọn cáp C còn phương pháp kia dựa trên giá trị của hệ số an toàn Zp.

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu tối thiểu đối với giới hạn bền chấp nhận được và mức chất lượng của cáp đối với việc thiết kế, sử dụng và bảo dưỡng thiết bị nâng.

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu tối thiểu đối với đường kính tang cuốn cáp và puly kết hợp với cáp được chọn.

Danh mục (chưa đầy đủ) của loại thiết bị nâng thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này cho trong Phụ lục A.

Phụ lục B cung cấp một số ví dụ về chọn cáp.

Phụ lục C đưa ra các yếu tố bổ sung cần chú ý khi chọn cáp.

Phụ lục D quy định phương pháp chọn đường kính puly cân bằng sử dụng trong cơ cấu nâng hạ tải.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5757:2009 (ISO 2408:2004), Cáp thép sử dụng cho mục đích chung – Yêu cầu tối thiểu

TCVN 8242-1:2009 (ISO 4306-1:1990), Cần trục – Từ vựng – Phần 1: Yêu cầu chung.

TCVN 8490-1:2010 (ISO 4301-1:1986), Cần trục – Phân loại theo chế độ làm việc – Phần 1: Yêu cầu chung

ISO 4309, Cranes – Wire ropes – Care, maintenance (including installation), inspection (Cần trục – Cáp – Bảo trì, bảo dưỡng (gồm cả lắp đặt), kiểm tra).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1. Cáp bện song song (parallel-closed rope)

Cáp bện cấu tạo từ ít nhất hai lớp tao, xoắn cùng chiều và cùng bước bện quanh một tao khác hoặc quanh lõi sợi.

3.2. Cáp chống xoắn (rotation-resistance rope/multi-strand rope/no-rotating rope)

Cáp bện từ các tao, được thiết kế để giảm đến mức tối thiểu khả năng xoắn hoặc xoay của cáp khi chịu tải.

CHÚ THÍCH 1: Cáp chống xoắn chủ yếu được cấu tạo từ hai hoặc nhiều lớp tao xoắn quanh tâm, chiều bện của lớp ngoài cùng ngược với chiều bện của lớp tao bên trong.

CHÚ THÍCH 2: Cáp có ba hoặc bốn tao cũng được thiết kế để chống xoắn.

3.3. Cáp một lớp (single-layer rope)

Cáp bện gồm một lớp tao xoắn quanh lõi.

3.4. Cáp bện (stranded rope

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8855-1:2011 (ISO 4308-1 : 2003) về Cần trục và thiết bị nâng - Chọn cáp - Phần 1: yêu cầu chung

  • Số hiệu: TCVN8855-1:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản