Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6754: 2007

MÃ SỐ MÃ VẠCH VẬT PHẨM - SỐ PHÂN ĐỊNH ỨNG DỤNG GS1

Article number and barcode - GS1 application identifiers

Lời nói đầu

TCVN 6754: 2007 thay thế TCVN 6754: 2000.

TCVN 6754: 2007 hoàn toàn phù hợp với Quy định kỹ thuật chung của tổ chức GS1 quốc tế (GS1 General Specification).

TCVN 6754: 2007 do Tiểu Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/JTC1/SC31 "Thu thập dữ liệu tự động" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÃ SỐ MÃ VẠCH VẬT PHẨM - SỐ PHÂN ĐỊNH ỨNG DỤNG GS1

Article number and barcode - GS1 application identifiers

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định cấu trúc số phân định ứng dụng và phần dữ liệu kèm theo nó để sử dụng trong việc ghi nhãn hàng hóa và trao đổi dữ liệu điện tử.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 6512: 2007 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã số đơn vị thương mại - Yêu cầu kỹ thuật; TCVN 6558: 1999 Mã thể hiện các đồng tiền và quỹ;

TCVN 6744: 2000 Hoạt động ngân hàng và các dịch vụ tài chính có liên quan - Mã số quốc tế tài khoản ngân hàng;

TCVN 6755 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã vạch GS1-128 - Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 7200: 2007 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã côngtenơ vận chuyển theo xê-ri (SSCC) - Yêu cầu kỹ thuật.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong các tiêu chuẩn viện dẫn ở điều 2 và các thuật ngữ sau:

3.1. Số phân định ứng dụng (Application Identifier - Al)

Số phân định ứng dụng là các số đặt trước vùng dữ liệu để phân định vùng dữ liệu đó. Mỗi AI phân định thống nhất ý nghĩa và định dạng vùng dữ liệu đứng sau nó.

CHÚ THÍCH 1: Mỗi AI bao gồm tối đa là 4 chữ số đứng trước vùng dữ liệu mà nó phân định. Để tiết kiệm chỗ, AI gồm hai chữ số được sử dụng rộng rãi hơn. Một số vùng dữ liệu có cùng 2 chữ số đầu để xác định nhóm, theo sau là chữ số thứ ba, hoặc số thứ ba hay thứ tư để phân định ứng dụng đặc biệt.

CHÚ THÍCH 2: Hai số đầu tiên quyết định độ dài của AI. Chẳng hạn, các AI bắt đầu bằng 40 khi nào cũng có độ dài là 3 chữ số: 400 đến 409.

4. Quy định kỹ thuật

4.1. Quy định chung

4.1.1. Danh mục các AI và định dạng dữ liệu đứng sau chúng được nêu trong các bảng từ 1 đến 5. Các giá trị AI khác có thể sẽ được ấn định trong tương lai. Nếu người sử dụng cần định dạng bổ sung thì phải liên hệ với Tổ chức GS1 quốc gia để tổ chức này chuyển yêu cầu của họ tới GS1 quốc tế.

4.1.2. Không có quy định bắt buộc nào về việc sử dụng số kiểm tra cho dữ liệu (ngược lại với ký tự kiểm tra cho một mã) trong cấu trúc dữ liệu có AI. Tuy nhiên, các AI đặc biệt có thể đòi hỏi số kiểm tra và điểm này được quy định trong phần mô tả định dạng dữ liệu cụ thể. Người sử dụng có thể chọn sử dụng số kiểm tra (cho mục đích riêng của mình) ở bất cứ phần dữ liệu tuỳ ý (chẳng hạn trong số lô riêng của họ).

4.1.3. Các độ dài tối đa của vùng dữ liệu đã nêu không tính các ký tự bổ trợ sử dụng khi dữ liệu được thể hiện dưới dạng mã vạch GS1-128.

4.1.4. AI không phải là một phần của vùng dữ liệu. Khi sử dụng dữ liệu trong các ứng dụng khác như EDI, cần phải bỏ các AI.

Dưới đây là các quy ước ký hiệu định dạng dữ liệu:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6754:2007 (GS1 General Specification) về Mã số và mã vạch vật phẩm - Số phân định ứng dụng GS1

  • Số hiệu: TCVN6754:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản