Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5436 : 2006

SẢN PHẨM SỨ VỆ SINH - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Sanitary ceramic wares - Test methods

Lời nói đầu

TCVN 5436 : 2006 thay thế TCVN 5436 : 1998.

TCVN 5436 : 2006 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC189 Sản phẩm gốm xây dựng hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

SẢN PHẨM SỨ VỆ SINH - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Sanitary ceramic wares - Test methods

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định các chỉ tiêu ngoại quan, sai lệch kích thước, cơ lý hóa và tính năng sử dụng của sản phẩm sứ vệ sinh.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các phụ kiện sứ vệ sinh.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 4851 : 1989 (ISO 3696 : 1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

TCVN 6073 : 2005 Sản phẩm sứ vệ sinh - Yêu cầu kỹ thuật.

3. Kiểm tra ngoại quan và sai lệch kích thước của sản phẩm

3.1. Kiểm tra chất lượng bề mặt của sản phẩm

3.1.1. Nguyên tắc

Quan sát bằng mắt thường để đánh giá tình trạng khuyết tật các bề mặt (định nghĩa theo TCVN 6073 : 2005) của từng sản phẩm sứ vệ sinh trong điều kiện ánh sáng và khoảng cách xác định.

3.1.2. Thiết bị, dụng cụ

3.1.2.1. Nguồn sáng, đảm bảo cường độ ánh sáng 300 lux;

3.1.2.2. Dụng cụ đo: thước kim loại, có vạch chia đến 1 mm và thước cặp, chính xác đến 0,1 mm;

3.1.2.3. Bàn đặt mẫu, đảm bảo phẳng, chắc chắn, có độ cao thích hợp và có thể xoay được trong khi quan sát.

3.1.3. Cách tiến hành

Đặt sản phẩm lên giữa bàn (3.1.2.3) một cách chắc chắn sao cho khi xoay hoặc lật sản phẩm không bị sứt mẻ hay trầy xước. Khoảng cách từ mắt người quan sát tới bề mặt cần đánh giá là 0,5 m. Bàn được đặt ở vị trí được chiếu sáng tự nhiên hoặc chiếu sáng nhân tạo với cường độ ánh sáng không nhỏ hơn 300 lux. Quan sát bằng mắt thường (có thể bằng kính nếu thường đeo) để đánh giá tình trạng khuyết tật về men, màu và đo kích thước đốm màu, vết xước, vết rạn xương nhìn thấy trên bề mặt sản phẩm (nếu có).

3.1.4. Báo cáo kết quả

Ghi lại các nhận xét chất lượng bề mặt sản phẩm về men, màu và kích thước khuyết tật (nếu có).

Sản phẩm được coi là đạt nếu thỏa mãn các yêu cầu quy định riêng cho từng loại sản phẩm.

3.2. Kiểm tra kích thước và độ biến dạng sản phẩm

3.2.1. Nguyên tắc

Đo các kích thước (chiều dài, chiều rộng, chiều cao) của từng sản phẩm và khe hở lớn nhất tạo thành giữa bề mặt lắp ráp và mặt phẳng tương ứng. Kiểm tra đường kính lỗ bắt két, bắt nắp, bắt vòi, lỗ vanh, lỗ xả tương ứng của sản phẩm.

3.2.2. Thiết bị, dụng cụ

3.2.2.1. Dụng cụ đo: thước kim loại, chính xác đến 1 mm; thước cặp, chính xác đến 0,1 mm; nivô; thước góc hoặc thước thích hợp với từng phép đo.

3.2.2.2. Bàn đặt mẫu, đảm bảo phẳng, chắc chắn, có độ cao thích hợp và có thể xoay được trong khi quan sát.

3.2.2.3. Khung giữ<

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5436:2006 về Sản phẩm sứ vệ sinh - Phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN5436:2006
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 29/12/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản