Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12710:2019

NGHÊU LUỘC NGUYÊN CON ĐÔNG LẠNH

Frozen cooked whole shell clam

Lời nói đầu

TCVN 12710:20 do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

NGHÊU LUỘC NGUYÊN CON ĐÔNG LẠNH

Frozen cooked whole shell clam

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm Nghêu (Meretrix lyrata, Meretrix meretrix) luộc nguyên con đông lạnh.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4829-2005 (ISO 6579-1) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện Salmonella trên đĩa thạch;

TCVN 4830-1:2005 (ISO 6888-1) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng staphylococci có phản ứng dương tính coagulase (Staphylococcus aureus và các loài khác) trên đĩa thạch - Phần 1: Kỹ thuật sử dụng môi trường thạch Baird-Parker;

TCVN 5276-1990 Thủy sản - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu;

TCVN 5277-1990 Thủy sản - Phương pháp thử cảm quan;

TCVN 8339-2010 Nhuyễn thể hai mảnh vỏ - Xác định hàm lượng độc tố gây liệt cơ (PSP) - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao;

TCVN 8340-2010 Nhuyễn thể hai mảnh vỏ - Xác định hàm lượng độc tố gây mất trí nhớ (ASP) - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao;

TCVN 8341-2010 Nhuyễn thể hai mảnh vỏ - Xác định hàm lượng độc tố gây tiêu chảy (DSP) - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao;

TCVN 7924-3:2008 (ISO 16649-3) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi- Phương pháp định lượng Escherichia coli dương tính β- glucuronidaza, Phần 3: Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất sử dụng 5-bromo-4- clo-3-indolyl- β-d-glucuronid;

TCVN 10912:2015 (EN 15763) Thực phẩm - Xác định các nguyên tố vết - Xác định Asen, Cadimi, Thủy ngân và Chì bằng đo phổ khối lượng plasma cảm ứng cao tần (ICP-MS) sau khi phân hủy bằng áp lực;

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Nghêu ngậm bùn, cát

Nghêu có bùn, cát bên trong vỏ.

3.2

Luộc

Dùng để gọi chung cho quá trình gia nhiệt bằng nước hoặc hơi nước trong một khoảng thời gian đảm bảo để tâm sản phẩm đạt được nhiệt độ đủ để đông kết protein.

3.3

Tạp chất

Các chất không phải là thành phần tự nhiên của nghêu và dễ dàng nhận biết được mà không cần khuếch đại.

4. Yêu cầu

4.1  Yêu cầu đối với nguyên liệu

4.1.1  Chỉ tiêu cảm quan, ngoại quan

Nghêu nguyên liệu trước khi luộc phải còn sống, không ngậm bùn, cát và vỏ ngoài còn nguyên vẹn, kích cỡ nghêu tối thiểu đạt từ 120 con/kg trở lên và có thông tin về vùng thu hoạch.

4.1.2  Các yêu cầu về hóa học

4.1.2.1  Yêu cầu về độc tố sinh học biển

Yêu cầu về độc tố sinh học biển trong nghêu nguyên liệu được quy định cụ thể tại Bảng 1:

Bảng 1 - Yêu cầu về độc tố sinh học biển trong nghêu nguyên liệu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12710:2019 về Nghêu luộc nguyên con đông lạnh

  • Số hiệu: TCVN12710:2019
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2019
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản