Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12509-3:2018

RỪNG TRỒNG - RỪNG SAU THỜI GIAN KIẾN THIẾT CƠ BẢN - PHẦN 3: NHÓM LOÀI CÂY NGẬP MẶN

Plantation forest - Forest stand after forest formation period - Part 3: Group of mangrove tree species

Lời nói đầu

TCVN 12509:2018 do Trường Đại học Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 12509 Rừng trồng - Rừng sau thời gian kiến thiết cơ bn gồm các phần sau:

- TCVN 12509-1:2018, Phần 1: Nhóm loài cây sinh trưởng nhanh;

- TCVN 12509-2:2018, Phần 2: Nhóm loài cây sinh trưng chậm;

- TCVN 12509-3:2018, Phần 3: Nhóm loài cây ngập mặn.

 

RỪNG TRỒNG - RỪNG SAU THỜI GIAN KIẾN THIẾT CƠ BẢN - PHẦN 3: NHÓM LOÀI CÂY NGẬP MẶN

Plantation forest - Forest stand after forest formation period - Part 3: Group of mangrove tree species

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đủ điều kiện thành rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản đối với rừng trồng nhóm loài cây ngập mặn.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1  Rừng ngập mặn (Mangrove forest)

Rừng phát triển trên vùng đất ngập nước mặn vùng cửa sông, ven biển hoặc dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày.

2.2  Loài cây ngập mặn (Mangrove tree species)

Các loài cây sống được trên các bãi đất ngập nước mặn vùng cửa sông, ven biển hoặc dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày.

2.3  Độ tàn che (Canopy cover)

Mức độ che kín của tán cây rừng theo phương thẳng đứng trên một đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười.

2.4  Đường kính gốc (Root colar diameter)

Đường kính thân cây ở vị trí phía trên cổ rễ 0,1 m. Với cây ngập mặn có rễ hình nơm, cổ rễ được xác định ở vị trí sát vòng rễ hình nơm trên cùng; với cây không có rễ hình nơm, cổ rễ xác định như với cây rừng thông thường.

2.5  Chiều cao vút ngọn (Total height)

Chiều cao cây đứng từ mặt đất ở vị trí gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của thân chính (với cây không có rễ hình nơm) và từ vị trí sát rễ chống trên cùng đến đỉnh sinh trưởng của thân chính (với cây có rễ hình nơm).

2.6  Đám trng trong rừng (Forest gap)

Những khu vực không có cây trồng có diện tích từ 100m2 trở lên.

2.7  Thời gian kiến thiết cơ bản (Forest formation period)

Khoảng thời gian tính từ thời điểm trồng rừng đến hết thời gian chăm sóc rừng và được xác định cụ thể cho từng loài trong hồ sơ thiết kế trồng rừng. Với rừng trồng cây ngập mặn, thời gian kiến thiết cơ bản là 48 tháng.

3  Yêu cầu rừng sau thời gian kiến thiết bản

Yêu cầu của rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản

Ch tiêu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12509-3:2018 về Rừng trồng - Rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản - Phần 3: Nhóm loài cây ngập mặn

  • Số hiệu: TCVN12509-3:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản