Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11366-1:2016

RỪNG TRỒNG - YÊU CẦU VỀ LẬP ĐỊA - PHẦN 1: KEO TAI TƯỢNG VÀ KEO LAI

Plantation - Site requirements - Part 1: Acacia mangium and acacia hybrid

Lời nói đầu

TCVN 11366-1:2016 do Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

RỪNG TRNG - YÊU CU V LẬP ĐỊA - PHẦN 1: KEO TAI TƯỢNG VÀ KEO LAI

Plantation - Site requirements - Part 1: Acacia mangium and acacia hybrid

1   Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về lập địa trồng rừng cho loài Keo tai tượng (Acacia mangium) và 20 dòng Keo lai (Acacia hybrid) đã được công nhận, nêu ở phụ lục D.

2  Tài liệu viện dẫn

TCVN 9487:2012, Quy trình điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1  Lập địa (Site)

Nơi sống của cây rừng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh tác động lên chúng.

3.2  Độ dày tầng đất (Soil depth)

Độ dày của tầng phát sinh (theo phát sinh học) là độ dày của lớp vỏ phong hóa gồm độ dày tầng A (tầng mặt) độ dày tầng B (tầng bên dưới), tính từ mặt đất đến ranh giới bên trên của tầng C (tầng mẫu chất).

Độ dày của tầng sản xuất. (theo sinh thái học) là độ dày tính từ mặt đất đến ranh giới bên trên của tầng kết cứng (có kết von, đá ong, đá lẫn chiếm lớn hơn 70% bề mặt phẫu diện), tầng nước ngầm hay chứa muối hạn chế sự phát triển của bộ rễ cây.

3.3  Độ đá lẫn (Stone and gravel content)

Lượng các cục kết cứng có thành phần, kích thước, hình dạng khác nhau lẫn trong đất, được xác định bằng phần trăm khối lượng hay thể tích đá so với tổng khối lượng hay thể tích đất.

3.4 

pHKCl của đất (Soil pHKCl)

pHKCl của đất phản ánh mức độ chua (axit) hay kiềm của đất, được xác định bởi nồng độ ion H của dung dịch đất.

3.5  Thành phần cơ giới đất/thành phn cấp hạt (Soil texture / sparticle size class)

Hàm lượng những hạt đất cơ bản có kích thước khác nhau, được tính bằng mm và được biểu thị bằng phần trăm (%) theo khối lượng đất khô kiệt.

Xác định và phân loại đất theo thành phần cơ giới đất thường được gọi tên là đất cát (cát pha, cát rời), đất thịt (thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng), đất sét (sét nhẹ, sét trung bình, sét nặng). Thành phần cơ giới đất được chia làm 5 cấp: thành phần cơ giới rất nhẹ (cát rời), thành phần cơ giới nhẹ (cát pha), thành phần cơ giới trung, bình, (từ thịt nhẹ đến thịt trung bình), thành phần cơ giới hơi nặng (từ thịt nặng đến sét nhẹ và sét trung bình), thành phần cơ giới rất nặng (sét nặng).

4  Điều kiện lập địa trồng rừng

4.1  Điều kiện lập địa trồng rừng Keo tai tượng

4.1.1  Điều kiện khí hậu để trồng rừng Keo tai tượng

Xem bảng 1.

Bảng 1 - Phân chia điều kiện khí hậu để trồng rừng Keo tai tượng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11366-1:2016 về Rừng trồng - Yêu cầu về lập địa - Phần 1: Keo tai tượng và keo lai

  • Số hiệu: TCVN11366-1:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản