Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12011-3:2017
ISO 6101-3:2014

CAO SU - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ - PHẦN 3: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐỒNG

Rubber - Determination of metal content by atomic absorption spectrometry - Part 3: Determination of copper content

 

Lời nói đầu

TCVN 12011-3:2017 hoàn toàn tương đương ISO 6101-3:2014.

TCVN 12011-3:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su và sản phẩm cao su biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12011 (ISO 6101), Cao su -Xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử, bao gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 12011-3:2017 (ISO 6101-3:2014), Phần 3: Xác định hàm lượng đồng

- TCVN 12011-4:2017 (ISO 6101-4:2014), Phần 4: Xác định hàm lượng mangan

Bộ ISO 6101 Rubber - Determination of metal content by atomic absorption spectrometry còn gồm các phần sau:

- ISO 6101-1, Part 1: Determination of zinc content

- ISO 6101-2, Part 2: Determination of lead content

- ISO 6101-5, Part 5: Determination of iron content

- ISO 6101-6, Part 6: Determination of magnesium content

 

CAO SU - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ - PHẦN 3: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐỒNG

Rubber - Determination of metal content by atomic absorption spectrometry - Part 3: Determination of copper content

CẢNH BÁO: Người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thử nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe phù hợp với các quy định hiện hành.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử để xác định hàm lượng đồng chứa trong cao su.

Phương pháp này có thể áp dụng đối với cao su thô và sản phẩm cao su có hàm lượng đồng trên 1 ppm. Hàm lượng đồng thấp hơn giới hạn này cũng có thể xác định được, miễn là có sự điều chỉnh thích hợp đối với phần mẫu thử và/hoặc nồng độ của các dung dịch được sử dụng. Việc sử dụng phương pháp thêm chuẩn có thể hạ thấp ngưỡng phát hiện dưới.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5598 (ISO 123), Latex cao su - Lấy mẫu

TCVN 6086 (ISO 1795), Cao su thiên nhiên thô và cao su tổng hợp thô - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

TCVN 6087 (ISO 247), Cao su -Xác định hàm lượng tro

TCVN 6315 (ISO 124), Latex cao su - Xác định tổng hàm lượng chất rắn

TCVN 7150 (ISO 835) Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet chia độ

TCVN 7151 (ISO 648) Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet một mức

TCVN 7153 (ISO 1042) Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Bình định mức

ISO 1772, Laboratory crucibles in porcelain and silica (Chén nung thí nghiệm bằng sứ và thạch anh)

ISO 4793, Laboratory sintered (fritted) filters - Porosity grading, classification and designation (Bộ lọc thiêu kết (thủy tinh xốp) phòng thí nghiệm - Cấp độ xốp, phân loại và ký hiệu)

3  Nguyên tắc

Phần mẫu thử được tro hóa ở 550 °C ± 25 °C theo TCVN 6087

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12011-3:2017 (ISO 6101-3:2014) về Cao su - Xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử - Phần 3: Xác đinh hàm lượng đồng

  • Số hiệu: TCVN12011-3:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản