Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5598:2007

ISO 123 : 2001

LATEX CAO SU – LẤY MẪU

Rubber latex Sampling

Lời nói đầu

TCVN 5598:2007 thay thế TCVN 5598:1997

TCVN 5598:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 123 : 2001.

TCVN 5598:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC45 Cao su thiên nhiên và Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

LATEX CAO SU - LẤY MẪU

Rubber latex Sampling

CẢNH BÁO: Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các quy trình lấy mẫu latex cao su cô đặc cũng như các loại latex cao su tổng hợp và latex cao su nhân tạo. Tiêu chuẩn này phù hợp cho việc lấy mẫu latex cô đặc chứa trong phuy, xe bồn hoặc bồn. Phương pháp này cũng có thể dùng để lấy mẫu chất dẻo phân tán.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).

TCVN 2090 : 2007 (ISO 15528 : 2000) Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni – Lấy mẫu.

TCVN 6315 : 2007 (ISO 124 : 1997) Các loại latex sao su – Xác định tổng hàm lượng chất rắn.

TCVN 6317 : 2007 (ISO 706 : 2004) Latex cao su – Xác định hàm lượng chất đông kết (chất còn lại trên rây).

ISO 3310 – 1 : 2000 Test Sieves – Technical requirements and testing – Part 1: Test sieves of metal wire cloth (Rây thử nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử - Phần 1: Rây thử nghiệm bằng sợi kim loại).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1.

(Iot)

Số lượng latex nhất định được chế biến hoặc sản xuất theo các điều kiện được xem như đồng nhất.

CHÚ THÍCH: Lô hàng có thể là một hay nhiều vật chứa hay bình chứa, ví dụ nó có thể gồm một vài phuy chứa latex.

3.2.

Mẫu (sample)

Lượng latex lấy ra từ lô hàng.

3.3.

Mẫu phòng thử nghiệm (laboratory sample)

Lượng latex đại diện cho lô dùng để kiểm tra và thử nghiệm.

3.4.

Mẫu thử (test sample)

Lượng latex thích hợp để thử nghiệm, nhận được bằng cách lọc mẫu phòng thử nghiệm.

CHÚ THÍCH: Mẫu phòng thử nghiệm, không phải là mẫu thử, được dùng để xác định hàm lượng chất đông kết (xem 6.5.5)

3.5.

Phần mẫu thử (test portion)

Lượng latex lấy từ mẫu thử (3.4) hoặc mẫu phòng thử nghiệm (3.3), dùng cho từng phép thử, ví dụ lượng cân thực tế lấy từ mẫu thử để xác định tổng hàm lượng chất rắn.

3.6.

Hàm lượng chất đông kết/chất còn lại trên rây

Tạp chất thô và cao su đông kết bị giữ lại theo các điều kiện của thử nghiệm (TCVN 6317 : 2007) trên rây lọc với đường kính lỗ trung bình là 180 mm ± 10 mm phù hợp với ISO 3310-1 : 2000.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5598:2007 (ISO 123 : 2001) về Latex cao su - Lấy mẫu

  • Số hiệu: TCVN5598:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản