SỮA BÒ TƯƠI NGUYÊN LIỆU - XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG NHÓM SULFONAMIDE - PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG
Raw bovine milk - Determination of multiple sulfonamide residues - Liquid chromatographic method
Lời nói đầu
TCVN 11219:2015 được xây dựng trên cơ sở tham khảo AOAC 993.32 Multiple Sulfonamide Residues in Raw Bovine Milk. Liquid Chromatographic Method;
TCVN 11219:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SỮA BÒ TƯƠI NGUYÊN LIỆU - XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG NHÓM SULFONAMIDE - PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG
Raw bovine milk - Determination of multiple sulfonamide residues - Liquid chromatographic method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sắc ký lỏng để xác định dư lượng bảy loại sulfonamide trong sữa bò tươi nguyên liệu, bao gồm sulfadiazine, sulfathiazole, sulfapyridine, sulfachloropyridazine, sulfamerazine, sulfadimethoxine và sulfaquinoxaline
Khoảng định lượng của phương pháp là từ 5 ng/ml đến 20 ng/ml.
Sulfonamide trong các phần mẫu thử được chiết bằng cloroform-axeton. Sau khi làm bay hơi dung môi, phần còn lại được hòa tan trong dung dịch kali phosphat. Phần chất béo còn lại được chiết bằng hexan. Phần nước được lọc và phân tích bằng sắc ký lỏng (LC). Sulfonamide được xác định bằng đo độ hấp thụ UV ở bước sóng 265 nm. Bảy loại sulfonamide có thể được định lượng gồm bốn sulfonamide sử dụng 12% metanol và ba sulfonamide sử dụng 30% metanol trong pha động.
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích LC, trừ khi có quy định khác.
Tất cả các dung dịch LC có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng (24 °C ± 3 °C) đến 3 tháng, trừ khi có quy định khác.
3.1 Nước, đã được chưng cất và loại ion, có điện trở suất nhỏ hơn hoặc bằng 17 MΩ cm.
3.2 Dung dịch kali dihydro phosphat (KH2PO4), 0,1 M
Hòa tan 27,2 g kali dihydro phosphat vào nước đựng trong bình định mức 2 lít, thêm nước đến vạch, trộn và lọc qua bộ lọc nylon cỡ lỗ 0,45 μm.
3.3 Dung môi, không có lẫn etanol đã được chưng cất bằng dụng cụ thủy tinh.
3.3.1 Metanol.
3.3.2 Hexan.
3.3.3 Axeton.
3.3.4 Cloroform.
CẢNH BÁO: Sử dụng cloroform trong tủ hút có thông gió. Tránh hít phải hoặc để tiếp xúc với mắt, da và áo quần. Cloroform có thể gây ung thư.
3.4 Dung môi pha động
3.4.1 Hệ dung môi pha động 12%, chuẩn bị từ metanol (3.3.1) và dung dịch kali dihydro phosphat 0,1 M (3.2) theo tỷ lệ 12 : 88 (thể tích).
3.4.2 Hệ dung môi pha động 30%, chuẩn bị từ metanol (3.3.1) và dung dịch kali dihydro phosphat 0,1 M (3.2) theo tỷ lệ 30 : 70 (thể tích).
Lọc metanol (3.3.1) qua bộ lọc nylon cỡ lỗ 0,45 μm (4.6) trước khi trộn với dung dịch kali dihydro phosphat 0,1 M (3.2). Nếu thiết bị LC được trang bị từ 2 bể trở lên thì bơm metanol và dung dịch kali dihydro phosphat tương ứng với các tỷ lệ phần trăm từ các bể riêng đối với hai điều kiện, nếu không, trộn trước các pha động.
3.5 Dung dịch rửa
3.5.1 Dung dịch metanol trong nước, 12% (thể tích).
3.5.2 Dung dịch metanol trong nước, 30% (thể tích).
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10562:2015 về Sữa - Phát hiện chất kháng sinh bằng cách phân tích vi khuẩn cảm thụ
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10565-3:2015 (ISO 22935-3:2009) về Sữa và sản phẩm sữa - Phân tích cảm quan - Phần 3: Hướng dẫn về phương pháp đánh giá sự phù hợp của các chỉ tiêu cảm quan với các quy định của sản phẩm bằng phương pháp cho điểm
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11035:2015 về Sôcôla sữa - Xác định hàm lượng fructose, glucose, lactose, maltose và sucrose - Phương pháp sắc ký lỏng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11673:2016 về Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh - Xác định cobalamin (hoạt độ vitamin B12) - Phương pháp đo độ đục
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11913:2017 về Thực phẩm - Xác định immunoglobulin G trong sữa non của bò, sữa bột và thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ sữa bò - Phương pháp sắc kí lỏng ái lực sử dụng protein G
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12462-1:2018 (ISO 17997-1:2004) về Sữa - Xác định hàm lượng nitơ casein - Phần 1: Phương pháp gián tiếp (phương pháp chuẩn)
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12462-2:2018 (ISO 17997-2:2004) về Sữa - Xác định hàm lượng nitơ casein - Phần 2: Phương pháp trực tiếp
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6400:2010 (ISO 707:2008/IDF 50:2008) về Sữa và các sản phẩm sữa - Hướng dẫn lấy mẫu
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7153:2002 (ISO 1042:1998) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh - Bình định mức
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10562:2015 về Sữa - Phát hiện chất kháng sinh bằng cách phân tích vi khuẩn cảm thụ
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10565-3:2015 (ISO 22935-3:2009) về Sữa và sản phẩm sữa - Phân tích cảm quan - Phần 3: Hướng dẫn về phương pháp đánh giá sự phù hợp của các chỉ tiêu cảm quan với các quy định của sản phẩm bằng phương pháp cho điểm
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11035:2015 về Sôcôla sữa - Xác định hàm lượng fructose, glucose, lactose, maltose và sucrose - Phương pháp sắc ký lỏng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11673:2016 về Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh - Xác định cobalamin (hoạt độ vitamin B12) - Phương pháp đo độ đục
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11913:2017 về Thực phẩm - Xác định immunoglobulin G trong sữa non của bò, sữa bột và thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ sữa bò - Phương pháp sắc kí lỏng ái lực sử dụng protein G
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12462-1:2018 (ISO 17997-1:2004) về Sữa - Xác định hàm lượng nitơ casein - Phần 1: Phương pháp gián tiếp (phương pháp chuẩn)
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12462-2:2018 (ISO 17997-2:2004) về Sữa - Xác định hàm lượng nitơ casein - Phần 2: Phương pháp trực tiếp
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11219:2015 về Sữa bò tươi nguyên liệu - Xác định dư lượng nhóm sulfonamide - Phương pháp sắc kí lỏng
- Số hiệu: TCVN11219:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực