Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIT NAM

TCVN 11208:2015

ISO 3093:2009

LÚA MÌ, LÚA MÌ ĐEN VÀ BỘT CỦA CHÚNG, LÚA MÌ CỨNG, TẤM LÕI LÚA MÌ CỨNG - XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ RƠI THEO HAGBERG-PERTEN

Wheat, rye and their flours, durum wheat and durum wheat semolina - Determination of the falling number according to Hagberg-Perten

Lời nói đầu

TCVN 11208:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 3093:2009;

TCVN 11208:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

 

LÚA MÌ, LÚA MÌ ĐEN VÀ BỘT CỦA CHÚNG, LÚA MÌ CỨNG, TẤM LÕI LÚA MÌ CỨNG - XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ RƠI THEO HAGBERG-PERTEN

Wheat, rye and their flours, durum wheat and durum wheat semolina - Determination of the falling number according to Hagberg-Perten

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hoạt độ α-amylase của ngũ cốc bằng phương pháp chỉ số rơi (FN) theo Hagberg-Perten.

Phương pháp này có thể áp dụng cho các hạt ngũ cốc, đặc biệt với lúa mì, lúa mì đen và bột của chúng, lúa mì cứng, tấm lõi lúa mì cứng.

Phương pháp này không áp dụng để xác định đối với các loại bột có hoạt độ α-amylase thấp.

Bằng cách chuyển đổi chỉ số rơi thành chỉ số hóa lỏng (LN), có thể sử dụng phương pháp này để đánh giá thành phần của hỗn hợp hạt, bột hoặc tấm lõi với FN đã biết cần thiết để sản xuất mẫu có chỉ số rơi theo yêu cầu.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bàn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp th.

ISO 712, Cereals and cereat products - Determination of moisture content - Reference method (Ngũ cốc và sn phm ngũ cốc - Xác định độ ẩm - Phương pháp chuẩn).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Ch số rơi (falling number)

FN

t

Tổng thời gian hoạt động cần thiết để kích hoạt bộ khuấy của máy đo độ nhớt và để rơi một khoảng cách nhất định qua một gel lỏng được chuẩn bị từ hỗn hợp bột mì hoặc tấm lõi và nước trong một ống đo độ nhớt và bị hóa lỏng do tác động của enzym α-amylase.

CHÚ THÍCH 1 Thời gian được tính từ khi ngâm trong nồi cách thủy.

CHÚ THÍCH 2 Chỉ số rơi được biểu thị bằng giây.

3.2

Chỉ số hóa lng (liquefaction number)

LN

nL

Kết quả của tính toán đơn giản để chuyển đổi chỉ số rơi (3.1) thành giá trị được sử dụng để đánh giá thánh phần hỗn hợp của ngũ cốc, bột mì hoặc tấm lõi cần để sản xuất mẫu có chỉ số rơi yêu cầu.

CHÚ THÍCH Chỉ số hóa lỏng chỉ là chỉ tiêu bổ sung, không như chỉ số rơi.

4  Nguyên tắc

Sử dụng tinh bột có mặt trong mẫu làm cơ chất để ước lượng hoạt độ α-amylase. Phép x

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11208:2015 (ISO 3093:2009) về Lúa mì, lúa mì đen và bột của chúng, lúa mì cứng, tấm lõi lúa mì cứng - Xác định chỉ số rơi theo Hagberg- Perten

  • Số hiệu: TCVN11208:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản