Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11015:2015
CODEX STAN 155-1985, REVISED 1995
BỘT NGÔ VÀ NGÔ MẢNH ĐÃ TÁCH PHÔI
Standard for degermed maize (corn) meal and maize (corn) grits
Lời nói đầu
TCVN 11015:2015 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 155-1985, soát xét 1995;
TCVN 11015:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
BỘT NGÔ VÀ NGÔ MẢNH ĐÃ TÁCH PHÔI
Standard for degermed maize (corn) meal and maize (corn) grits
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này áp dụng đối với bột ngô (bột bắp) và ngô mảnh đã tách phôi sử dụng làm thực phẩm, được chế biến từ hạt ngô thuộc loài Zea mays L.
1.2 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho bột ngô nguyên hạt, bột ngô mịn, ngô mảnh ăn liền, ngô mảnh mịn, bột ngô tự nở, bột ngô bổ sung chất dinh dưỡng, ngô mảnh bổ sung chất dinh dưỡng, bột ngô đã qua rây, ngô chế biến dạng vảy và các sản phẩm ngô đã xử lý bằng kiềm.
1.3 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho bột ngô được sử dụng làm phụ gia trong sản xuất đồ uống, bột ngô dùng để sản xuất tinh bột và sử dụng trong công nghiệp, kể cả làm thức ăn chăn nuôi.
2 Mô tả sản phẩm
2.1 Bột ngô đã tách phôi lá sản phẩm được chế biến từ hạt ngô già thuộc loài Zea mays L, đã tách phôi, loại tạp chất, mốc, hạt cỏ dại và các loại ngũ cốc khác, bằng cách nghiền đến độ mịn thích hợp, loại bỏ hết cám và phôi. Trong quá trình chế biến này, phần nghiền thô có thể được tách ra, nghiền lại và phối trộn lại với phần bột mịn hơn được tách ra trước đó.
2.2 Ngô mảnh đã tách phôi là sản phẩm được chế biến từ hạt ngô già thuộc loại Zea mays L, đã tách phôi, loại tạp chất, mốc, hạt cỏ dại và các loại ngũ cốc khác, bằng cách nghiền đến cỡ hạt thích hợp, loại bỏ gần hết cám và phôi.
3 Thành phần cơ bản, và các chi tiêu chất lượng
3.1 Yêu cầu chung
3.1.1 Bột ngô và ngô mảnh đã tách phôi phải an toàn và thích hợp để sử dụng cho người.
3.1.2 Bột ngô và ngô mảnh đã tách phôi không được có mùi, vị lạ và không được có côn trùng sống.
3.1.3 Bột ngô và ngỏ mảnh đã tách phôi không được lẫn tạp chất (có nguồn gốc từ động vật, kể cả xác côn trùng) với lượng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
3.2 Các yêu cầu cụ thể
3.2.1 Độ ẩm: tối đa 15 % khối lượng.
Có thể quy định độ ẩm ở mức thấp hơn, tùy theo vùng khí hậu, thời gian vận chuyển và bảo quản.
4 Chất nhiễm bẩn
4.1 Kim loại nặng
Bột ngô và ngô mảnh đã tách phôi không được chứa kim loại nặng với lượng có thể gây hại cho sức khỏe con người.
4.2 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Bột ngô và ngô mảnh đã tách phôi phải tuân thủ giới hạn tối đa cho phép theo quy định hiện hành về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
4.3 Độc tố vi nấm
Bột ngô và ngô mảnh đã tách phôi phải tuân thủ giới hạn tối đa cho phép theo quy định hiện hành về độc tố vi nấm.
5 Vệ sinh
5.1 Sản phẩm là đối tượng của tiêu chuẩn này nên được chế biến và xử lý phù hợp với các phần tương ứng của TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969.Rev.4:2003) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm và các quy phạm thực hành khác có liên quan.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10640:2014 (EN 15850:2010) về Thực phẩm - Xác định zearalenon trong thực phẩm chứa ngô, bột đại mạch, bột ngô, bột ngô dạng nhuyễn, bột mì và ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) có làm sạch bằng cột ái lực miễn nhiễm và sử dụng detector huỳnh quang
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10390:2014 (CODEX STAN 188-1993) về Ngô bao tử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11508:2016 (ASEAN STAN 28:2012) về Ngô ngọt tươi
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8124:2009 (ISO 2171 : 2007) về ngũ cốc, đậu đỗ và phụ phẩm - Xác định hàm lượng tro bằng phương pháp nung
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Sửa đổi 2010) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10034:2013 (ISO 1871:2009) về Thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Hướng dẫn chung về xác định hàm lượng nitơ bằng phương pháp Kjeldahl
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6555:2011 (ISO 11085:2008) về Ngũ cốc, sản phẩm từ ngũ cốc và thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng chất béo thô và hàm lượng chất béo tổng số bằng phương pháp chiết Randall
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10640:2014 (EN 15850:2010) về Thực phẩm - Xác định zearalenon trong thực phẩm chứa ngô, bột đại mạch, bột ngô, bột ngô dạng nhuyễn, bột mì và ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) có làm sạch bằng cột ái lực miễn nhiễm và sử dụng detector huỳnh quang
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10390:2014 (CODEX STAN 188-1993) về Ngô bao tử
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11508:2016 (ASEAN STAN 28:2012) về Ngô ngọt tươi
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11015:2015 (CODEX STAN 155-1985, REVISED 1995) - Bột ngô và ngô mảnh đã tách phôi
- Số hiệu: TCVN11015:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra