Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10705:2015

ISO 24115:2012

CÀ PHÊ NHÂN - QUY TRÌNH HIỆU CHUẨN MÁY ĐO ĐỘ ẨM - PHƯƠNG PHÁP THÔNG DỤNG

Green coffee - Procedure for calibration of moisture meters - Routine method

Lời nói đầu

TCVN 10705:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 24115:2012;

TCVN 10705:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÀ PHÊ NHÂN - QUY TRÌNH HIỆU CHUẨN MÁY ĐO ĐỘ ẨM - PHƯƠNG PHÁP THÔNG DỤNG

Green coffee - Procedure for calibration of moisture meters - Routine method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình điều chỉnh và hiệu chuẩn máy đo độ ẩm hạt cà phê nhân sử dụng các mẫu chuẩn (RS).

Các RS là những hạt cà phê nhân có độ ẩm khác nhau, được xác định theo phương pháp chuẩn [TCVN 6928:2007 (ISO 6673:2003)].

CHÚ THÍCH Phương pháp này xác định hao hụt khối lượng được quy ước là phương pháp xác định hàm lượng nước và có thể được sử dụng theo sự thỏa thuận giữa các bên có liên quan.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho máy đo độ ẩm hạt cà phê nhân.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4334 (ISO 3509), Cà phê và sản phẩm cà phê - Thuật ngữ và định nghĩa

TCVN 6928:2007 (ISO 6673:2003), Cà phê nhân - Xác định hao hụt khối lượng ở 105 oC

TCVN 6165 (ISO/IEC Guide 99), Từ vựng quốc tế về đo lường học - Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM)

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa nêu trong TCVN 4334 (ISO 3509), TCVN 6165 (ISO/IEC Guide 99) và thuật ngữ, định nghĩa sau đây:

3.1. Mẫu chuẩn (reference sample)

RS

Mẫu hạt cà phê nhân, đồng đều, ổn định về các đặc tính quy định, được thiết lập để phù hợp với mục đích sử dụng trong đo lường hoặc trong việc kiểm tra các tính chất danh nghĩa.

CHÚ THÍCH Xem Phụ lục A.

4. Nguyên tắc

Từ các hạt cà phê nhân, chuẩn bị một bộ mẫu với các độ ẩm khác nhau, dùng làm mẫu chuẩn (RS). Các giá trị độ ẩm (hoặc hao hụt khối lượng) của các mẫu đơn lẻ thu được bằng các phép xác định hao hụt khối lượng tương ứng theo TCVN 6928:2007 (ISO 6673:2003).

Các mẫu chuẩn với các giá trị về độ ẩm này được dùng để hiệu chuẩn máy đo độ ẩm.

5. Thiết bị và vật liệu

5.1. Hạt cà phê nhân với một lượng đủ để chuẩn bị n mẫu chuẩn, RSi, i = 1 … n (tối thiểu là 5), có độ ẩm dao động trong dải từ 8,5 % đến 13,5 %, được chuẩn bị theo A.1.

5.2. Nhiệt kế, có dải đo được từ 0 oC đến 120 oC, chia vạch 0,1 oC, dùng cho máy đo độ ẩm không hiển thị nhiệt độ mẫu.

5.3. Máy đo độ ẩm, được trang bị tất cả các phụ kiện do nhà sản xuất quy định. Máy đo này phải có buồng đo (channel) cho cà phê nhân và phải được hiệu chuẩn.

5.4. Cân, có thể cân chính xác đến 0,1 g.

5.5. Các thiết bị, dụng cụ dùng trong phép xác định theo TCVN 6928:2007 (ISO 6673:2003).

6. Cách tiến hành

6.1. Điều kiện

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10705:2015 (ISO 24115:2012) về Cà phê nhân - Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ ẩm - Phương pháp thông dụng

  • Số hiệu: TCVN10705:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản