Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CBR CỦA NỀN ĐẤT VÀ CÁC LỚP VẬT LIỆU RỜI LÀM MÓNG ĐƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP CHÙY XUYÊN ĐỘNG
Standard Test Method for use of the Dynamic cone penetrometer (DCP)
Lời nói đầu
TCVN 10272:2014 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CBR CỦA NỀN ĐẤT VÀ CÁC LỚP VẬT LIỆU RỜI LÀM MÓNG ĐƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP CHÙY XUYÊN ĐỘNG
Standard Test Method for Use of the Dynamic Cone Penetrometer (DCP)
1.1 Tiêu chuẩn này quy định trình tự thí nghiệm chùy xuyên động (DCP) để xác định trị số CBR tại hiện trường của nền đất tự nhiên, nền đất hoặc lớp vật liệu đã đầm chặt. Phương pháp này không áp dụng với các lớp vật liệu có tính liền khối, vật liệu gia cố gia cố xi măng, vật liệu dạng hạt có kích cỡ hạt lớn hơn hoặc bằng 50 mm.
1.2 Phương pháp này áp dụng để khảo sát sức chịu tải (thông qua trị số CBR hiện trường) với đất hạt thô, hạt mịn; vật liệu dạng hạt; vật liệu cải thiện, gia cố có cường độ thấp.
1.3 Phương pháp này thích hợp với chiều sâu xuyên DCP đến 900 mm. Trường hợp chiều sâu xuyên DCP lớn hơn 900 mm, có thể sử dụng cần xuyên nối dài. Tuy nhiên, do lực ma sát bề mặt dọc theo cần xuyên khi nối dài sẽ tăng lên nên việc sử dụng quan hệ độ xuyên-CBR đã xác lập trong tiêu chuẩn này sẽ có những sai số nhất định.
1.4 Phương pháp này có thể dùng để kiểm tra chất lượng của nền đất nhưng không áp dụng trực tiếp để nghiệm thu.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
AASHTO M 145, Standard Specification for Classification of Soils and Soil-Aggregate Mixtures for Highway Construction Purposes. (Phân loại đất và đất sỏi sạn trong xây dựng đường bộ).
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
CBR hiện trường (California Bearing Ratio value)
Biểu thị sức chịu tải của các lớp vật liệu dạng hạt ứng với trạng thái độ ẩm, độ chặt thực tế của các lớp vật liệu đó tại thời điểm khảo sát. CBR hiện trường được xác định trên cơ sở kết quả thử nghiệm DCP và quan hệ DCP-CBR hiện trường được xác lập tại công thức (2), (3) và (4) trong tiêu chuẩn này.
4 Tóm tắt phương pháp thí nghiệm
Tại vị trí thử nghiệm, thiết bị DCP được đặt cố định thẳng đứng, người thí nghiệm dùng hai tay nâng quả búa đến độ cao quy định rồi thả rơi tự do. Quả búa rơi sẽ tác động lên bộ nối cần xuyên, tạo năng lượng để mũi xuyên hình côn xuyên vào lớp vật liệu. Tổng chiều sâu xuyên vào lớp vật liệu tương ứng với số lần quả búa rơi được đo và ghi chép. Tính giá trị độ xuyên trung bình DCP (mm/1 lần búa rơi). Xác định giá trị CBR hiện trường của lớp vật liệu thông qua quan hệ giá trị DCP (mm/1 lần búa rơi) và CBR đã xác lập trong tiêu chuẩn này.
5 Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm
5.1 Thiết bị DCP
Thiết bị DCP (Hình 1) có trọng lượng khoảng 15 kg, được thiết kế để có thể tháo lắp dễ dàng khi thí nghiệm và khi vận chuyển, bao gồm các bộ phận sau:
5.1.1 Cần xuyên: được chế tạo bằng thép có độ bền cao, có đường kính 15,9 mm ± 0,1 mm, chiều dài 1000 mm. Đầu trên của cần xuyên có ren ngoài để lắp với bộ nối, đầu dưới có ren trong để lắp m
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8821:2011 về Phương pháp xác định chỉ số CBR của nền đất và các lớp móng đường bằng vật liệu rời tại hiện trường
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9403:2012 về Gia cố nền đất yếu - Phương pháp trụ đất xi măng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9842:2013 về Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết hút chân không có màng kín khí trong xây dựng các công trình giao thông – Thi công và nghiệm thu
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014) về Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12091-2:2018 (EN 16228-2:2014) về Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 2: Máy khoan tự hành dùng trong xây dựng, địa kỹ thuật và khai thác mỏ
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12091-3:2018 (EN 16228-3:2014) về Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 3: Thiết bị khoan ngang có định hướng (HDD)
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12091-4:2018 (EN 16228-4:2014) về Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 4: Thiết bị gia cố nền móng
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12091-5:2018 (EN 16228-5:2014) về Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 5: Thiết bị thi công tường trong đất
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12091-6:2018 (EN 16228-6:2014) về Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 6: Thiết bị dùng trong khoan phụt
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12091-7:2018 (EN 16228-7:2014) về Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 7: Thiết bị bổ sung có thể hoán đổi được
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8859:2023 về Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường - Thi công và nghiệm thu
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8821:2011 về Phương pháp xác định chỉ số CBR của nền đất và các lớp móng đường bằng vật liệu rời tại hiện trường
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9403:2012 về Gia cố nền đất yếu - Phương pháp trụ đất xi măng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9842:2013 về Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết hút chân không có màng kín khí trong xây dựng các công trình giao thông – Thi công và nghiệm thu
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014) về Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12091-2:2018 (EN 16228-2:2014) về Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 2: Máy khoan tự hành dùng trong xây dựng, địa kỹ thuật và khai thác mỏ
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12091-3:2018 (EN 16228-3:2014) về Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 3: Thiết bị khoan ngang có định hướng (HDD)
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12091-4:2018 (EN 16228-4:2014) về Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 4: Thiết bị gia cố nền móng
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12091-5:2018 (EN 16228-5:2014) về Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 5: Thiết bị thi công tường trong đất
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12091-6:2018 (EN 16228-6:2014) về Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 6: Thiết bị dùng trong khoan phụt
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12091-7:2018 (EN 16228-7:2014) về Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 7: Thiết bị bổ sung có thể hoán đổi được
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8859:2023 về Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường - Thi công và nghiệm thu
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10272:2014 về Xác định chỉ số CBR của nền đất và các lớp vật liệu rời làm móng đường - Phương pháp chùy xuyên động
- Số hiệu: TCVN10272:2014
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2014
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra