Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUN QUỐC GIA

TCVN 10072:2013

ISO 18895:2006

GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ CHI TIẾT ĐỘN CỨNG - ĐỘ BỀN MỎI

Footwear - Test methods for shanks - Fatigue resistance

Lời nói đầu

TCVN 10072:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 18895:2006.

TCVN 10072:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ CHI TIẾT ĐỘN CỨNG - ĐỘ BỀN MỎI

Footwear - Test methods for shanks - Fatigue resistance

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đánh giá độ bền mỏi của chi tiết độn cứng bằng thép được dùng để tăng độ cứng vùng eo của giầy nữ, một số giầy nam và giầy trẻ em.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10071 (ISO 18454)1), Giầy dép - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau

3.1. Độ bền mỏi (fatigue resistance)

Độ bền của chi tiết độn cứng sau các chu kỳ tác dụng tải trọng lặp lại, ở các điều kiện quy định.

4. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

Thiết bị thử dùng để đo độ bền mỏi của các chi tiết độn cứng bằng thép. Đối với các thiết bị có nhiều vị trí đo, mỗi vị trí phải bao gồm các bộ phận được mô tả từ a) đến d).

a) Một ngàm kẹp dưới cố định có các tấm phẳng bằng thép cứng, chiều cao là 32 mm ± 2 mm và chiều rộng phù hợp để kẹp chắc chắn chi tiết độn cứng.

b) Một ngàm kẹp trên có thể điều chỉnh được có các tấm phẳng bằng thép cứng, và một bộ phận tác dụng lực 49 N ± 2 N lên chi tiết độn cứng, vuông góc với mặt phẳng của các bề mặt kẹp dưới, ở tốc độ bốn chu kỳ trên giây. Một chu kỳ hoàn chỉnh là quá trình tác dụng tải trọng theo hướng về phía trước và hướng ngược lại như trong một dao động điều hòa đơn.

Ví dụ minh họa về hình dạng ngàm kẹp trên và ngàm kẹp dưới phù hợp được thể hiện trong Hình 1.

c) Bộ phận đếm số chu kỳ hoàn chỉnh cho đến khi mẫu thử bị phá hủy.

d) Bộ phận kiểm soát lực kẹp của các ngàm kẹp nêu ở mục a) và b), lên đến 4 900 N.mm ± 50 N.mm.

CHÚ THÍCH Clê đo lực là phù hợp.

5. Lấy mẫu và điều hòa mẫu

Mẫu thử phải là một chi tiết độn cứng hoàn chỉnh.

Phải thử ít nhất bốn mẫu cho mỗi loại chi tiết độn cứng.

Điều hòa các mẫu 48 h trước khi thử trong môi trường được kiểm soát theo TCVN 10071 (ISO 18454).

Các phép thử phải được thực hiện trong môi trường được điều hòa phù hợp theo TCVN 10071 (ISO 18454), hoặc, nếu không thể thực hiện trong môi trường này thì các phép thử phải được thực hiện trong vòng 15 min kể từ khi lấy mẫu thử ra khỏi môi trường điều hòa.

6. Phương pháp thử

Chi tiết độn cứng được kẹp ở phía sau như trong một chiếc giầy và uốn cong như một dầm công xôn bằng cách tác dụng một lực đổi chiều lên chi tiết độn cứng. Số lượng chu kỳ tác dụng tải yêu cầu để phá hủy chi tiết độn cứng được gọi là độ bền lâu.

Đặt phần cuối gót của chi tiết độn cứng vào tâm của ngàm kẹp dưới (xem 4a) sao cho kẹp được 32 mm chi tiế

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10072:2013 (ISO 18895:2006) về Giầy dép - Phương pháp thử chi tiết độn cứng - Độ bền mỏi

  • Số hiệu: TCVN10072:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản