GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ GÓT VÀ PHỦ GÓT - ĐỘ BỀN GIỮ PHỦ GÓT
Footwear - Test methods for heels and top pieces - Top piece retention strength
Lời nói đầu
TCVN 10078:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 19958:2004.
TCVN 10078:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ GÓT VÀ PHỦ GÓT - ĐỘ BỀN GIỮ PHỦ GÓT
Footwear - Test methods for heels and top pieces - Top piece retention strength
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo lực yêu cầu để tách phủ gót khỏi phần phía dưới của gót giầy. Phương pháp này có thể áp dụng cho các gót có phủ gót được lấy từ đôi giầy thành phẩm, áp dụng cho các gót rời có phủ gót, trong một số trường hợp, áp dụng cho các gót có các phủ gót được ép riêng. Tất cả các gót, trừ các gót mảnh được gia cường có phủ gót được gắn bởi các đầu nối bằng thép và các gót đinh, có thể được thử theo phương pháp này.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 7500-1:19991), Metallic materials - Verification of static uniaxial testing machines - Part 1: Tension/compression testing machines - Verification and calibration of the force-measuring system (Vật liệu bằng kim loại - Kiểm tra thiết bị thử có một trục tĩnh - Phần 1: Thiết bị thử kéo/nén - Kiểm tra và hiệu chuẩn hệ thống đo lực)
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau
Độ bền giữ phủ gót (top piece retention strength)
Lực tối đa yêu cầu để kéo phủ gót ra khỏi gót, tính bằng Niutơn.
4. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu
4.1. Phải sử dụng các thiết bị, dụng cụ và vật liệu sau:
4.2. Thiết bị thử kéo, phù hợp với các yêu cầu của ISO 7500-1 loại 2, với dải lực từ 0 N đến 1 000 N và tốc độ tác dụng tải trọng không đổi 15 N/s ± 5 N/s. Có thể sử dụng thiết bị thử có tốc độ của trục ngang không đổi để sự gia tăng của lực tạo ra được chuyển động rõ ràng của ngàm kẹp tải trọng (ví dụ, thiết bị thử dạng con lắc) nếu tốc độ của trục ngang được cải đặt để tạo ra, tính trung bình, tốc độ tác dụng lực quy định khi thực hiện phép thử. Ngoài ra, có thể sử dụng một thiết bị thử có tốc độ của trục ngang không đổi để tạo ra được một chuyển động nhỏ trên ngàm kẹp tải trọng nếu phủ gót được gắn với một ngàm kẹp của thiết bị thử thông qua một hoặc nhiều sợi dây co giãn trên dải lực thử và tốc độ của trục ngang được điều chỉnh cho đến khi đạt được tốc độ tác dụng lực quy định.
4.3. Máy khoan, với các mũi khoan dạng xoắn có các kích thước phù hợp (xem 5.2.1.4 và 5.2.1.5).
4.4. Bulông, cỡ M 4 hoặc M 3 cho các gót mảnh, và tốt nhất là có chiều dài lớn hơn hoặc bằng 40 mm với một vòng tròn hoặc vòng đai bằng kim loại nhỏ được gắn với phía đầu bằng cách hàn cứng. Tuy nhiên, nếu chỉ thử các gót thấp, không cần bulông dài quá 20 mm.
4.5. Thanh kéo, có đường kính 2 mm và chiều dài phù hợp hay một hoặc nhiều sợi dây co giãn chắc chắn, ví dụ, dây giầy bằng ni lông.
5.1. Quy định chung
Hình dáng của mẫu thử cần phải đa dạng theo chiều cao của các gót. Đối với các gót cao trung bình và gót cao,
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9542:2013 (ISO 17697:2003) về Giầy dép - Phương pháp thử mũ giầy, lót mũ giầy, lót mặt - Độ bền đường may
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10071:2013 (ISO 18454:2001) về Giầy dép - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10072:2013 (ISO 18895:2006) về Giầy dép - Phương pháp thử chi tiết độn cứng - Độ bền mỏi
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10079:2013 (ISO/TR 20572:2007) về Giầy dép – Yêu cầu tính năng đối với các chi tiết của giầy dép – Các phụ liệu
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10437:2014 (ISO 17706:2003) về Giầy dép - Phương pháp thử mũ giầy - Độ bền kéo và độ giãn dài
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10438:2014 (ISO 17707:2005) về Giầy dép - Phương pháp thử đế ngoài - Độ bền uốn
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10439:2014 (ISO 17708:2003) về Giầy dép - Phương pháp thử giầy nguyên chiếc - Độ kết dính giữa mũ giầy và đế
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10441:2014 (ISO 22651:2002) về Giầy dép - Phương pháp thử đế trong - Độ ổn định kích thước
- 1Quyết định 4097/QĐ-BKHCN năm 2013 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9542:2013 (ISO 17697:2003) về Giầy dép - Phương pháp thử mũ giầy, lót mũ giầy, lót mặt - Độ bền đường may
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10071:2013 (ISO 18454:2001) về Giầy dép - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10072:2013 (ISO 18895:2006) về Giầy dép - Phương pháp thử chi tiết độn cứng - Độ bền mỏi
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10079:2013 (ISO/TR 20572:2007) về Giầy dép – Yêu cầu tính năng đối với các chi tiết của giầy dép – Các phụ liệu
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10437:2014 (ISO 17706:2003) về Giầy dép - Phương pháp thử mũ giầy - Độ bền kéo và độ giãn dài
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10438:2014 (ISO 17707:2005) về Giầy dép - Phương pháp thử đế ngoài - Độ bền uốn
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10439:2014 (ISO 17708:2003) về Giầy dép - Phương pháp thử giầy nguyên chiếc - Độ kết dính giữa mũ giầy và đế
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10441:2014 (ISO 22651:2002) về Giầy dép - Phương pháp thử đế trong - Độ ổn định kích thước
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10078:2013 (ISO 19958:2004) về Giầy dép – Phương pháp thử gót và phủ gót – Độ bền giữ phủ gót
- Số hiệu: TCVN10078:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết