Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN NGÀNH
58 TCN 19-74
CÁC GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ TÀU CÁ
1. Tiêu chuẩn này chỉ quy định các giai đoạn thiết kế của tất cả các loại tàu cá trong ngành thủy sản
Tiêu chuẩn này không quy định nội dung của các giai đoạn thiết kế tàu cá.
2. Công tác thiết kế các loại tàu cá phải tiến hành theo thứ tự các giai đoạn sau đây:
Giai đoạn một: Xây dựng nhiệm vụ thiết kế
Giai đoạn hai: Thiết kế sơ bộ
Giai đoạn ba: Thiết kế kỹ thuật
Giai đoạn bốn: Lập bản vẽ thi công
Giai đoạn năm: Lập bản vẽ vận hành và sửa chữa.
3. Tùy theo yêu cầu và độ phức tạp của từng loại tàu ở giai đoạn một có thể chia ra các bước sau đây:
Bước 1. Xây dựng nhiệm vụ thiết kế sơ bộ. Trong nhiệm vụ thiết kế sơ bộ cần nêu những thông số chủ yếu và yêu cầu chính của tất cả các phần của tàu. Nhiệm vụ thiết kế sơ bộ làm cơ sở để xây dựng thiết kế tiền sơ bộ.
Bước 2. Thiết kế tiền sơ bộ: Nêu sơ bộ những vấn đề đặc biệt quan trọng của tàu đã giải quyết theo yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế sơ bộ. Thiết kế tiền sơ bộ làm cơ sở cho việc xây dựng nhiệm vụ thiết kế.
Bước 3. Xây dựng nhiệm vụ thiết kế. Trong nhiệm vụ thiết kế cần phải nêu tất cả các yêu cầu đối với tàu cần thiết kế, thi công và sử dụng.
Nhiệm vụ thiết kế quyết định chất lượng bản thiết kế tàu và làm cơ sở để xây dựng thiết kế sơ bộ.
4. Trong thiết kế sơ bộ phải chọn một phương án tốt nhất, trong đó trình bày những vấn đề đặc biệt quan trọng của các phần, các kích thước chủ yếu, hình dáng tàu thiết kế v.v… và làm cơ sở cho thiết kế kỹ thuật.
5. Thiết kế kỹ thuật dựa trên cơ sở thiết kế sơ bộ đã được khách hàng thống nhất theo phương án tốt nhất mà ở thiết kế sơ bộ đã chọn. Thiết kế kỹ thuật giải quyết cụ thể các phần cấu thành chính của tàu: thân tàu, máy, trang thiết bị, phương pháp và tổ chức thi công.
Thiết kế kỹ thuật làm cơ sở cho việc lập các bản vẽ thi công và các tài liệu kỹ thuật dùng để thi công, thử và giao tàu.
6. Lập các bản vẽ thi công dựa trên cơ sở của thiết kế kỹ thuật. Bản vẽ thi công được chia ra hai loại chính:
Loại 1. Bản vẽ xí nghiệp thi công: Là các bản vẽ dùng để thi công tàu ở âu đà, triền.
Loại 2. Bản vẽ phần cơ khí: Là bản vẽ dùng để chế tạo các chi tiết lắp ráp tàu ở triền trong các phân xưởng của xí nghiệp.
Chú thích: Số lượng bản vẽ thi công của một tàu thường là rất lớn, có thể đạt đến hàng nghìn. Ví dụ: Để thi công tàu Việt trung cần trên 2000 bản vẽ.
Ngoài các bản vẽ thi công ở giai đoạn này còn có các tài liệu kỹ thuật như thông báo ổn tính, quy định sắp xếp, bốc dỡ hàng trên tàu, quy trình sử dụng các trang thiết bị, hệ thống; các tài liệu kỹ thuật về thử, nghiệm thu, giao tàu.
7. Sau khi lập xong các bản vẽ thi công, xí nghiệp thi công tiến hành thi công chiếc đầu tiên. Sau khi thi công chiếc đầu tiên tiến hành lập bản vẽ hoàn công. Lập bản vẽ hoàn công dựa vào kinh nghiệm thi công chiếc đầu tiên.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 28TCN 135:1999 về tàu cá - điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Thủy sản ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-13:2009/BNNPTNT về tàu cá - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 58 TCN 20:1974 về nội dung và phương pháp xây dựng nhiệm vụ thiết kế tàu cá
- 4Tiêu chuẩn ngành 58 TCN 21:1974 về nội dung thiết kế sơ bộ tàu cá
- 5Tiêu chuẩn ngành 58 TCN 22:1974 về nội dung thiết kế kỹ thuật tàu cá
- 6Tiêu chuẩn ngành 58 TCN 23:1974 về hệ thống quản lý bản vẽ tàu cá - Sản phẩm và các phần cấu thành của sản phẩm
- 7Tiêu chuẩn ngành 58 TCN 24:1974 về hệ thống quản lý bản vẽ tàu cá - Các loại bản vẽ và tài liệu kỹ thuật
- 8Tiêu chuẩn ngành 58 TCN 25:1974 về hệ thống quản lý bản vẽ tàu cá - Khung tên và bảng kê trên các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật
- 9Tiêu chuẩn ngành 58 TCN 26:1974 về hệ thống quản lý bản vẽ tàu cá - Ký hiệu các bản vẽ tàu cá và tài liệu kỹ thuật
- 10Tiêu chuẩn ngành 58 TCN 29:1974 về bản vẽ tàu cá - Vị trí các đường lý thuyết trên bản vẽ kết cấu tàu thép
- 1Tiêu chuẩn ngành 28TCN 135:1999 về tàu cá - điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Thủy sản ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-13:2009/BNNPTNT về tàu cá - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 58 TCN 20:1974 về nội dung và phương pháp xây dựng nhiệm vụ thiết kế tàu cá
- 4Tiêu chuẩn ngành 58 TCN 21:1974 về nội dung thiết kế sơ bộ tàu cá
- 5Tiêu chuẩn ngành 58 TCN 22:1974 về nội dung thiết kế kỹ thuật tàu cá
- 6Tiêu chuẩn ngành 58 TCN 23:1974 về hệ thống quản lý bản vẽ tàu cá - Sản phẩm và các phần cấu thành của sản phẩm
- 7Tiêu chuẩn ngành 58 TCN 24:1974 về hệ thống quản lý bản vẽ tàu cá - Các loại bản vẽ và tài liệu kỹ thuật
- 8Tiêu chuẩn ngành 58 TCN 25:1974 về hệ thống quản lý bản vẽ tàu cá - Khung tên và bảng kê trên các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật
- 9Tiêu chuẩn ngành 58 TCN 26:1974 về hệ thống quản lý bản vẽ tàu cá - Ký hiệu các bản vẽ tàu cá và tài liệu kỹ thuật
- 10Tiêu chuẩn ngành 58 TCN 29:1974 về bản vẽ tàu cá - Vị trí các đường lý thuyết trên bản vẽ kết cấu tàu thép
Tiêu chuẩn ngành 58 TCN 19:1974 về các giai đoạn thiết kế tàu cá
- Số hiệu: 58TCN19:1974
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/1974
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra