Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 582:2003

QUI TRÌNH

GIÁM ĐỊNH RỆP SÁP VẢY LÀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM DỊCH THỰC VẬT CỦA VIỆT NAM

The procedure of identification for armoured scale insects - Plant Quarantine Pests of Vietnam

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1.1. Phạm vi

Qui trình này áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc

1.2. Đối tượng

Qui trình này áp dụng cho việc giám định rệp sáp vảy thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật (KDTV) của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 117/2000/QĐ-BNN-BVTV ngày 20/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

1. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3937 - 2000 “Kiểm dịch thực vật - Thuật ngữ và Định nghĩa”, 1999.

2. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4731 – 89 “Kiểm dịch thực vật - Phương pháp lấy mẫu”, 1989.

3. Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 336 - 98 “Kiểm dịch thực vật - Phương pháp kiểm tra củ, quả xuất, nhập khẩu và quá cảnh”, 1998.

4. Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 337 - 98 “Kiểm dịch thực vật - Phương pháp kiểm tra các loại hạt xuất, nhập khẩu và quá cảnh”, 1998.

5. Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 338 - 98 “Kiểm dịch thực vật - Phương pháp kiểm tra cây xuất, nhập khẩu và quá cảnh”, 1998.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong Tiêu chuẩn này những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1. Đối tượng kiểm dịch thực vật là loài sinh vật có tiềm năng gây tác hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp.

3.2. Thực vật là cây và những bộ phận của cây còn sống bao gồm cả hạt giống

3.3. Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, sản phẩm thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc những vật thể khác có khả năng mang đối tượng kiểm dịch thực vật.

3.4. Dịch hại thực vật là loài, dòng, dạng sinh học của thực vật, động vật hoặc tác nhân gây hại cho thực vật hoặc sản phẩm thực vật.

3.5. Lô vật thể là một lượng nhất định của vật thể có các điều kiện và yếu tố giống nhau về khả năng nhiễm dịch.

3.6. Mẫu là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy ra theo một qui tắc nhất định.

3.7. Mẫu ban đầu là khối lượng mẫu thực vật, sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy ra từ một vị trí trong lô vật thể.

3.8. Mẫu chung là mẫu gộp các mẫu ban đầu.

3.9. Mẫu trung bình là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy từ mẫu chung theo một qui tắc nhất định, dùng để làm mẫu lưu và mẫu phân tích.

3.10. Mẫu phân tích là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật hoặc đất được dùng để phân tích rệp sáp vảy trong phòng thí nghiệm.

3.11. Tiêu bản là mẫu vật điển hình tiêu biểu của rệp sáp vảy được dùng cho việc định loại, nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến kỹ thuật và bảo tàng.

3.12. Rệp sáp vảy là côn trùng thuộc Họ rệp sáp vảy (Diaspididae), Bộ cánh đều (Homoptera).

3.13. Phần cuối bụng (Pygidium) là những đốt cuối thân của con cái liên kết với nhau hoá cứng tạo thành.

4. Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu

4.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 582:2003 về quy trình giám định rệp sáp vảy là đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 10TCN582:2003
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 15/10/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/09/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản