Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2001/PL-UBTVQH10 | Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2001 |
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường và giữ gìn cân bằng hệ sinh thái;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 8 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2001;
Pháp lệnh này quy định về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài nguyên thực vật bao gồm thực vật có ích và sản phẩm thực vật có ích.
2. Sinh vật gây hại bao gồm vi sinh vật, sâu bệnh, cỏ dại, chuột và các sinh vật khác gây hại tài nguyên thực vật.
3. Sinh vật gây hại lạ là những sinh vật gây hại chưa được xác định trên cơ sở khoa học và chưa từng được phát hiện ở trong nước.
4. Sinh vật có ích bao gồm nấm, côn trùng, động vật và các sinh vật khác có tác dụng hạn chế tác hại của sinh vật gây hại đối với tài nguyên thực vật.
5. Đối tượng kiểm dịch thực vật là loại sinh vật gây hại có tiềm năng gây tác hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loại sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp.
6. Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, sản phẩm thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc những vật thể khác có khả năng mang đối tượng kiểm dịch thực vật.
7. Chủ tài nguyên thực vật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc trực tiếp quản lý tài nguyên thực vật đó.
8. Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc trực tiếp quản lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đó.
9. Thuốc bảo vệ thực vật là chế phẩm có nguồn gốc từ hoá chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.
10. Giống cây bao gồm hạt, củ, cây, bộ phận của cây hoặc các sinh chất khác được dùng làm giống.
11. Giống cây nhập nội là giống cây được nhập từ nước ngoài vào để nghiên cứu, gieo trồng trong nước.
Bảo vệ và kiểm dịch thực vật được thực hiện theo các nguyên tắc:
1. Phòng là chính, phát hiện, diệt trừ phải kịp thời, triệt để; bảo đảm hiệu quả phòng, trừ sinh vật gây hại, an toàn sức khoẻ cho người; hạn chế ô nhiễm môi trường, giữ gìn cân bằng hệ sinh thái;
2. Kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội;
3. áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, kết hợp giữa khoa học và công nghệ hiện đại với kinh nghiệm trong nhân dân.
Nhà nước khuyến khích đầu tư nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học ít gây độc hại và các biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Nghiêm cấm mọi hành vi gây hại tài nguyên thực vật, sức khoẻ nhân dân, môi trường và hệ sinh thái.
PHÒNG, TRỪ SINH VẬT GÂY HẠI TÀI NGUYÊN THỰC VẬT
Việc phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật bao gồm:
1. Điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo và thông báo về khả năng, thời gian phát sinh, diện phân bố, mức độ gây hại của sinh vật gây hại;
2. Quyết định và hướng dẫn thực hiện biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại;
3. Hướng dẫn việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc phòng, trừ sinh vật gây hại.
Chủ tài nguyên thực vật có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật thông báo tình hình sinh vật gây hại trong vùng và hướng dẫn thực hiện biện pháp phòng, trừ;
2. Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng, trừ sinh vật gây hại;
3. Báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật khi phát hiện sinh vật gây hại có khả năng gây tác hại nghiêm trọng đối với tài nguyên thực vật;
4. áp dụng các biện pháp phù hợp với khả năng của mình để phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật có hiệu quả, không để lây lan, phá hại tài nguyên thực vật của người khác;
5. áp dụng kịp thời các biện pháp phòng, trừ để bảo vệ tài nguyên thực vật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2. Khi sinh vật gây hại phát triển nhanh, mật độ cao, trên diện rộng, có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định công bố dịch và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp vùng dịch thuộc phạm vi từ hai tỉnh trở lên thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định công bố dịch và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khi có quyết định công bố dịch:
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương có dịch nhanh chóng dập tắt dịch, ngăn ngừa dịch lây lan sang các vùng khác; căn cứ mức độ nghiêm trọng của dịch mà quyết định hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết để dập tắt dịch;
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có dịch phải tổ chức chỉ đạo các cơ quan hữu quan phối hợp với các tổ chức xã hội, huy động nhân dân trong vùng có dịch thực hiện ngay các biện pháp hữu hiệu để dập tắt dịch và ngăn ngừa dịch lây lan sang vùng khác. Căn cứ vào tính chất nguy hiểm, mức độ lây lan của dịch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân nơi có dịch báo cáo cấp trên trực tiếp để áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm dập tắt dịch, khắc phục hậu quả và phòng tránh dịch tái diễn;
3. Chủ tài nguyên thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan ở nơi có dịch phải thực hiện các biện pháp để dập tắt dịch theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Khi hết dịch, người có thẩm quyền đã ra quyết định công bố dịch bãi bỏ quyết định công bố dịch đó.
Nghiêm cấm những hành vi sau đây:
1. Sử dụng những biện pháp bảo vệ thực vật có khả năng gây nguy hiểm cho người, cho sinh vật có ích và huỷ hoại môi trường, hệ sinh thái;
2. Có khả năng áp dụng mà không áp dụng các biện pháp ngăn chặn để sinh vật gây hại lây lan thành dịch, huỷ diệt tài nguyên thực vật;
3. Đưa những sản phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá giới hạn cho phép vào buôn bán, sử dụng;
4. Nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, sử dụng giống cây bị nhiễm sâu bệnh nặng hoặc mang sâu bệnh nguy hiểm.
2. Công tác kiểm dịch thực vật bao gồm:
a) Thực hiện các biện pháp kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
b) Quyết định biện pháp xử lý thích hợp đối với vật thể nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật;
c) Giám sát, xác nhận việc thực hiện các biện pháp xử lý;
d) Điều tra, theo dõi, giám sát tình hình sinh vật gây hại trên giống cây nhập nội và sản phẩm thực vật lưu trữ trong kho;
đ) Phổ biến, hướng dẫn phương pháp phát hiện, nhận biết đối tượng kiểm dịch thực vật, thể lệ và biện pháp kiểm dịch thực vật.
3. Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật được trang bị các phương tiện cần thiết và hiện đại để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc danh mục đã công bố hoặc sinh vật gây hại lạ thì chủ vật thể phải áp dụng các biện pháp cần thiết để diệt trừ và ngăn chặn sự lây lan, đồng thời báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.
2. Trường hợp đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ lây lan thành dịch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải báo ngay với cơ quan có thẩm quyền để quyết định công bố dịch theo quy định tại
2. Trong trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật thì được xử lý như sau:
a) Nếu vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật chưa có trên lãnh thổ Việt Nam mà thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam thì không được phép nhập khẩu và phải trả về nơi xuất xứ hoặc tiêu huỷ;
b) Nếu vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật có phân bố hẹp trên lãnh thổ Việt Nam mà thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam hoặc những sinh vật gây hại lạ khác thì trước khi đưa vào nội địa phải thực hiện các biện pháp xử lý triệt để do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật quyết định.
3. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện để kết luận về tình trạng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thì phải được bảo quản nghiêm ngặt ở một địa điểm quy định. Trong thời hạn theo quy định của Chính phủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải có kết luận để vật thể đó được phép sử dụng hoặc bị xử lý theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều này.
2. Sinh vật có ích, tài nguyên thực vật được nhập nội để làm giống hoặc có thể được sử dụng làm giống khi vận chuyển từ địa phương này đến địa phương khác thì chủ vật thể phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của địa phương nơi đến để theo dõi, giám sát.
3. Giống cây trồng mới, lần đầu tiên nhập khẩu phải được gieo trồng ở một nơi quy định để theo dõi tình hình sinh vật gây hại, chỉ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật kết luận không mang đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam mới được đưa vào sản xuất.
2. Trong trường hợp vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật sau khi thực hiện các biện pháp xử lý mà vẫn không đạt tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật nhận được giấy khai báo, căn cứ tính chất, số lượng, loại hàng hoá mà quyết định và thông báo cho chủ vật thể biết địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch.
3. Việc kiểm dịch thực vật phải được tiến hành ngay sau khi vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được đưa đến địa điểm theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
4. Chính phủ quy định cụ thể chế độ, tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh.
Nghiêm cấm việc đưa vào Việt Nam hoặc làm lây lan giữa các vùng trong nước:
1. Đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc danh mục đã công bố;
2. Sinh vật gây hại lạ;
3. Đất có sinh vật gây hại.
Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với việc nghiên cứu, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học ít gây độc hại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
1. Quy định việc khảo nghiệm và đăng ký lưu hành thuốc bảo vệ thực vật mới ở Việt Nam;
2. Cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới, giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam;
3. Hàng năm công bố danh mục cụ thể thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam.
1. Thuốc bảo vệ thực vật bị tiêu huỷ hoặc trả về nơi xuất xứ bao gồm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam;
b) Thuốc bảo vệ thực vật giả;
c) Thuốc bảo vệ thực vật quá hạn mà không còn giá trị sử dụng;
d) Thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam.
Chính phủ quy định cụ thể các loại thuốc bị tiêu huỷ hoặc trả về nơi xuất xứ.
Việc dự trữ thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
1. ở trung ương, có dự trữ quốc gia về thuốc bảo vệ thực vật;
2. ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có dự trữ địa phương về thuốc bảo vệ thực vật.
Việc lập dự trữ thuốc bảo vệ thực vật, quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dự trữ do Chính phủ quy định.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cấm sử dụng; thuốc bảo vệ thực vật giả; thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc; thuốc bảo vệ thực vật có nhãn hoặc nhãn hiệu không đúng quy định của pháp luật; thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục hạn chế sử dụng và được phép sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được phép nhập khẩu theo quy định tại
2. Nhập khẩu, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng;
3. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng, không đúng với nội dung đã đăng ký.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
3. Tổ chức theo dõi, phát hiện, xác minh sinh vật gây hại tài nguyên thực vật; chỉ đạo việc ngăn chặn, dập tắt dịch gây hại tài nguyên thực vật; quyết định công bố dịch, bãi bỏ quyết định công bố dịch;
4. Tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch thực vật;
5. Tổ chức đăng ký, kiểm định, khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
6. Cấp, thu hồi giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới, giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng hoặc chưa có trong danh mục được phép sử dụng, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, giấy chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giấy chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng;
7. Tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
8. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
9. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
10. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên phạm vi cả nước.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước và chỉ đạo hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật kết hợp với hoạt động khuyến nông trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
5. Hệ thống chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật được tổ chức từ trung ương đến địa phương. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Thanh tra về bảo vệ và kiểm dịch thực vật là thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra chuyên ngành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật có trách nhiệm thanh tra việc chấp hành pháp luật về phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, kiểm dịch thực vật, quản lý thuốc bảo vệ thực vật và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật do Chính phủ quy định.
Cá nhân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.
Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 04 tháng 02 năm 1993.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
- 1Chỉ thị 26/2006/CT-BNN về phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa hè thu ở vùng đồng bằng sông cửu long do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Chỉ thị 30/2006/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn,lùn xoắn lá trên lúa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 96/2006/CT-BNN về phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa ở các tỉnh phía Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 1459/QĐ-TTg năm 2006 về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 1993
- 6Thông tư 71/2003/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 26/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 87/2007/QĐ-BNN sửa đổi nội dung một số thuốc trong danh mục, kèm theo Quyết định 23/2007/QĐ-BNN và Quyết định 60/2007/QĐ-BNN do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Lệnh công bố Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2001
- 9Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
- 1Quyết định 73/2005/QĐ-BNN về danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Chỉ thị 26/2006/CT-BNN về phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa hè thu ở vùng đồng bằng sông cửu long do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Chỉ thị 30/2006/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn,lùn xoắn lá trên lúa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 96/2006/CT-BNN về phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa ở các tỉnh phía Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 1459/QĐ-TTg năm 2006 về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 02/2007/NĐ-CP về kiểm dịch thực vật
- 7Hiến pháp năm 1992
- 8Nghị định 26/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- 9Thông tư 71/2003/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 26/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Quyết định 87/2007/QĐ-BNN sửa đổi nội dung một số thuốc trong danh mục, kèm theo Quyết định 23/2007/QĐ-BNN và Quyết định 60/2007/QĐ-BNN do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Thông tư 88/2007/TT-BNN hướng dẫn thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Lệnh công bố Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2001
- 13Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14Nghị định 114/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dich thực vật
- 15Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 582:2003 về quy trình giám định rệp sáp vảy là đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 16Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 583:2003 về quy trình giám định tuyến trùng bào nang là đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 17Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 584:2003 về quy trình kiểm dịch côn trùng thiên địch nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 18Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8927:2013 về Phòng trừ sâu hại cây rừng - Hướng dẫn chung
- 19Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8928:2013 về Phòng trừ bệnh hại cây rừng - Hướng dẫn chung
Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001
- Số hiệu: 36/2001/PL-UBTVQH10
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 25/07/2001
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 37
- Ngày hiệu lực: 01/01/2002
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra